Trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú do đâu? Mách mẹ cách khắc phục

Mẹ lo lắng khi bé cứ bú xong là nôn trớ? Nhìn con ọc sữa, ho sặc dù mới bú no khiến mẹ không khỏi sốt ruột và hoang mang. Thực tế, trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú là hiện tượng thường gặp, nhưng mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để xử trí đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

1. Trẻ bú xong hay bị trớ là như thế nào?

Nôn trớ sau khi bú là hiện tượng sữa trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và thoát ra ngoài qua miệng. Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là sau khi bú no hoặc khi trẻ vặn mình, gồng người.

Nếu trẻ bú hay bị trớ do nguyên nhân sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về đường tiêu hóa. Do vậy cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi biểu hiện và có cách xử lý phù hợp.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị trớ do đâu? Cách giảm nôn trớ ở trẻ hiệu quả

Trẻ bú hay bị trớ sữa là tình trạng gì

Nôn trớ sau khi bú là tình trạng sữa từ dạ dày trào ngược lên thực quản rồi bị đẩy ra ngoài qua miệng.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm:

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú là do nguyên nhân sinh lý, liên quan đến đặc điểm phát triển chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa. Cụ thể, ở trẻ sơ sinh, dạ dày còn nhỏ và nằm ngang, van tâm vị đóng chưa chặt, trong khi cơ thắt thực quản dưới chưa đủ khỏe để giữ sữa lại. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhẹ như thay đổi tư thế, vặn mình hoặc đầy bụng cũng khiến sữa bị trào ngược lên thực quản và nôn ra ngoài.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến trẻ gặp tình trạng này như:

  • Trẻ bú quá no hoặc bú sai tư thế: Khi bé bú lượng sữa vượt quá khả năng chứa của dạ dày hoặc được bế sai tư thế (nằm ngang khi bú, bú xong không được vỗ ợ hơi), sữa dễ bị đẩy ngược trở lại và gây nôn trớ.
  • Nuốt nhiều hơi trong khi bú: Nếu trẻ bú quá nhanh, núm ti không vừa khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày, tạo áp lực khiến sữa bị trào ngược ra ngoài.
  • Sữa công thức không phù hợp: Một số sữa công thức chứa quá nhiều dưỡng chất không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé sẽ gây khó tiêu, đầy bụng và dễ nôn trớ hơn.

Xem thêm: Có phải sữa càng nhiều dinh dưỡng sẽ càng tốt cho bé?

Trẻ bú xong hay bị trớ do đâu

Trẻ bú quá no, sai tư thế hoặc nuốt hơi nhiều khi bú,... cũng là những yếu tố thường gặp gây nôn trớ.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Khác với nôn trớ sinh lý, nôn trớ do bệnh lý (bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa) thường kéo dài, xảy ra nhiều lần trong ngày, kèm theo các dấu hiệu bất thường như: chướng bụng, đau bụng, nôn có lẫn máu, co giật, tiêu chảy hoặc sốt,...

  • Nôn trớ trong bệnh lý nội khoa: Một số bệnh lý nội khoa khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú như viêm đường hô hấp trên, bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, chậm nhu động ruột), viêm màng não mủ, rối loạn thần kinh thực vật,...
  • Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa: Một số bệnh lý ngoại khoa khiến trẻ bú xong hay bị trớ có thể là do dị vật đường tiêu hóa (hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành) và nôn trớ do xoắn ruột, tắc ruột đi kèm với nhiễm trùng toàn thân, bí trung đại tiện,...

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi & cách khắc phục

3. Mách mẹ cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị nôn trớ sau bú

Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ ngay sau bú, mẹ hãy bình tĩnh quan sát và điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp. Dưới đây là những cách đơn giản giúp giảm tần suất nôn trớ và hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn mẹ nên biết:

3.1. Cho trẻ bú đúng tư thế, chia nhỏ cữ bú

Mẹ nên cho bé bú trong tư thế đầu cao hơn thân mình, tránh để bé nằm ngang khi bú. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý thay vì cho bé bú quá no trong một lần, mẹ nên chia nhỏ lượng sữa thành nhiều cữ để giảm áp lực lên dạ dày còn non nớt của trẻ, giúp hạn chế tình trạng trào ngược.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

3.2. Giữ bé thẳng đầu hoặc bế vác sau bú 15–30 phút

Sau khi bú, mẹ hãy bế bé theo tư thế thẳng, đầu tựa lên vai mẹ và giữ yên trong khoảng 15–30 phút. Điều này sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hạn chế nguy cơ trào ngược. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ nằm ngay sau khi bú vì sẽ khiến sữa dễ bị trào ngược lên thực quản gây nôn trớ.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ sau bú

Sau khi bú, mẹ nên bế bé ở tư thế thẳng đầu để hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế tình trạng nôn trớ.

3.3. Vỗ ợ hơi đúng cách

Sau mỗi lần bú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé để giúp tống khí thừa ra ngoài, giảm áp lực trong dạ dày. Mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé theo chuyển động tròn hoặc nhẹ nhàng từ dưới lên trên, kết hợp với tư thế bế vác để hỗ trợ bé ợ hơi dễ dàng hơn.

Xem thêm: Bỏ túi 8 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh & lưu ý nên biết

3.4. Mặc quần áo thoải mái, thay tã thường xuyên

Mặc quần áo quá chật, đặc biệt là vùng bụng, có thể làm tăng áp lực lên dạ dày khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Vì thế, mẹ nên chọn các bộ đồ làm từ vải mềm, thoáng mát cho bé. Đồng thời, mẹ cũng nên thay tã thường xuyên để giúp bé thoải mái, hạn chế quấy khóc và giảm nguy cơ trớ sữa.

Trẻ bú hay bị trớ nên làm gì

Mặc quần áo thoải mái và kiểm tra, thay tã thường xuyên cho bé để con thoải mái, hạn chế quấy khóc, nôn trớ.

3.5. Cân nhắc đổi sữa công thức phù hợp

Nếu nghi ngờ nôn trớ liên quan đến sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang loại sữa phù hợp hơn với hệ tiêu hóa của bé. Trong đó mẹ ưu tiên chọn các loại sữa công thức có thành phần dễ tiêu hóa, chứa Nucleotides hoặc chất xơ giúp cải thiện đường ruột; đồng thời hàm lượng sữa cân bằng dinh dưỡng để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé? 4 kinh nghiệm cần biết

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Glico ICREO Balance Milk như da kề da mẹ cho con êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên

Hơn 100 năm theo đuổi triết lý cân bằng giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong, Glico ICREO đã phát triển công thức sữa Glico ICREO Balance Milk (cho bé dưới 12 tháng tuổi) với tỉ lệ dưỡng chất được tính toán kỹ lưỡng, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn yếu ớt của con.

Đặc biệt, Glico ICREO Balance Milk bổ sung những dưỡng chất quý giúp nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh ngay từ đầu đời – tương tự như lợi ích khi da kề da với mẹ, nơi trẻ nhận được các lợi khuẩn tự nhiên như Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp., góp phần xây dựng hệ vi sinh đường ruột ổn định để tiêu hóa tốt và tăng cường miễn dịch vững vàng. Cụ thể:

  • Với Glico ICREO Balance Milk, mẹ yên tâm bé tiêu hóa khỏe, êm bụng hơn nhờ có sự giúp sức của 5 loại Nucleotides cùng thành phần GOSAxit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO).
  • Sữa còn góp phần củng cố hàng rào đề kháng, giúp bé khỏe sức và tránh nguy cơ ốm vặt - vì nhận được kháng thể IgA và IgG được kích thích sản sinh bởi 5 loại Nucleotide, kết hợp với thành phần beta-carotene (tiền vitamin A).

Balance Milk bổ sung dưỡng chất cho bé

Glico ICREO Balance Milk sở hữu 5 loại Nucleotides giúp con yêu tiêu hóa tốt và đề kháng vững mạnh

Bên cạnh đó, sữa Glico ICREO Balance Milk còn có thành phần độc quyền - tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Nguồn gốc thực vật lành tính sẽ dễ dàng chuyển hóa thành lượng DHA vừa đủ phù hợp với cơ thể bé, cho con dễ tiêu hóa và hấp thu, hỗ trợ phát triển trí não tinh anh. Song song đó, sản phẩm còn có những ưu điểm nổi bật khác như công nghệ khử muối, giảm lượng natri để bảo vệ thận của trẻ; cùng hương vị thanh nhạt tự nhiên cho con dễ hợp tác từ lần đầu tiên.

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

>> Để đặt mua sản phẩm cũng như xem thêm các dòng sữa công thức cân bằng khác từ Glico ICREO, cha mẹ hãy truy cập tại đây!

4. Trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú: Khi nào cần đi khám?

Dù nôn trớ sau bú là hiện tượng thường gặp, nhưng mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu bé có các biểu hiện bất thường đi kèm sau đây cần đưa bé sớm thăm khám với bác sĩ:

  • Trẻ nôn liên tục nhiều lần trong ngày và không thuyên giảm.
  • Nôn trớ dịch xanh, vàng hoặc nôn ra máu.
  • Bụng chướng nhiều, không đi ngoài được.
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nôn kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, khó thở, môi khô,...
  • Trẻ quấy khóc nhiều và khó dỗ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy màu vàng có nguy hiểm không?

5. Một số thắc mắc liên quan 

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú, nhiều cha mẹ còn có những băn khoăn như:

5.1. Có nên đổi sữa khi trẻ nôn trớ nhiều?

Nếu trẻ nôn trớ nhiều sau bú và đã được loại trừ nguyên nhân bệnh lý, mẹ có thể cân nhắc đổi sữa công thức. Lúc này, mẹ hãy ưu tiên lựa chọn loại sữa có nguồn dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với độ tuổi và hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

5.2. Trẻ bú hay bị trớ sữa có cần bổ sung men tiêu hóa?

Nếu bé nôn trớ sau khi bú nhưng vẫn tăng cân đều, vui khỏe và không mắc bệnh hô hấp thì chưa cần dùng men vi sinh. Tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn loại men thích hợp (nếu cần).

Xem thêm: Mách mẹ cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hiệu quả

5.3. Trẻ bị nôn trớ sinh lý bao lâu thì hết?

Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nôn trớ và cách chăm sóc của mỗi gia đình. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau khi bú. Đừng quên theo dõi thêm những thông tin hữu ích khác để làm hành trang chăm sóc, nuôi con khỏe mạnh tại Blog Glico mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Anthony Porto, MD. Causes of Vomiting in Infants & Children (Đã truy cập 12/05/2025).

2. Noreen Iftikhar, MD. Help! Why Is My Baby Throwing Up Formula and What Can I Do? (Đã truy cập 12/05/2025).

3. Better Health Channel. Children and vomiting (Đã truy cập 12/05/2025).

Bài viết xem nhiều