Bé biếng ăn có nên bỏ đói không? 9 cách xử trí an toàn

Nhiều cha mẹ nghĩ đến việc bỏ đói tạm thời vì nghĩ rằng trẻ bị biếng ăn càng đói sẽ càng thèm ăn. Nhưng liệu bé biếng ăn có nên bỏ đói hay không? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

1. Hiểu đúng về cách bỏ đói trẻ biếng ăn

Phương pháp bỏ đói nghĩa là nếu con từ chối ăn bữa này thì phải đợi tới bữa tiếp theo trong ngày mới được ăn lại. Ví dụ, khi không muốn thưởng thức bữa sáng, cha mẹ sẽ cho trẻ dừng ăn và yêu cầu đợi đến bữa phụ hoặc bữa trưa.

Tuy nhiên, cách làm này có phù hợp với mọi trẻ? Để có câu trả lời chính xác, bên dưới là một số thông tin quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý:

  • Đối tượng áp dụng: Phương pháp bỏ đói chỉ khuyến khích thực hiện cho các bé phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn (không bị nhẹ cân hay thừa cân). Lúc này, dù bỏ đói một vài bữa trong ngày, cơ thể trẻ vẫn chịu được và không ảnh hưởng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bình thường.

  • Thời điểm áp dụng: Cha mẹ chỉ bỏ đói con khi đó là lựa chọn trẻ muốn. Điều này thể hiện rằng phụ huynh tôn trọng sở thích của bé.

  • Cách thực hiện: Cha/mẹ nên giải thích rõ để trẻ hiểu việc bỏ đói này là quyết định của con và phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, phụ huynh hãy cho trẻ thời gian suy nghĩ kỹ càng. Thêm nữa, trong lúc nhịn ăn, cha/mẹ phải theo dõi mọi biểu hiện của bé (có mệt mỏi, chóng mặt,... hay không) để kịp thời xử trí.

  • Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không bỏ đói con cả ngày hay nhận định đây là một hình phạt khi trẻ không chịu ăn. Bởi, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Xem thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

2. Vậy bé biếng ăn có nên bỏ đói không?

Nhìn chung, cách bỏ đói trẻ biếng ăn KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH nếu cha mẹ chưa có kinh nghiệm và không được bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện. Bởi lẽ, nếu bỏ đói sai cách, trẻ có nguy cơ biếng ăn nghiêm trọng hơn, thậm chí là bỏ ăn dài ngày, dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,...

Bé biếng ăn có nên bỏ đói không

Bỏ đói khi trẻ biếng ăn không phải là một lựa chọn tốt, có thể khiến con bỏ ăn hoàn toàn nếu thực hiện sai cách.

3. Cha mẹ nên làm gì để trẻ hết bị biếng ăn?

Thay vì phân vân bé biếng ăn có nên bỏ đói không, cha mẹ nên giúp bé lấy lại khẩu vị bằng những giải pháp an toàn sau:

3.1. Nhận biết chính xác nguyên nhân trẻ biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn như bệnh lý (sốt, đau họng, trào ngược dạ dày,...), món ăn không hợp vị, lịch trình ăn uống chưa hợp lý,... Do đó, cha mẹ cần nhận định chính xác lý do để tìm cách xử trí đúng đắn từ đầu. Tốt nhất, phụ huynh hãy đưa con tới gặp bác sĩ và nhận chỉ định chữa trị phù hợp.

Xem thêm: 4 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ & cách khắc phục

3.2. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng) khiến trẻ đối mặt với nguy cơ rối loạn tiêu hóa rất cao. Điều này có thể hình thành tâm lý sợ ăn và biếng ăn ở con. Vì đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm thức ăn khác ngoài sữa mẹ/sữa công thức khi đủ 6 tháng tuổi hoặc thực sự sẵn sàng (như cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh, có thể tự giữ đầu thẳng khi ngồi, biết cách lấy thức ăn đưa vào miệng,...).

Xem thêm: Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ và ăn mấy bữa một ngày?

3.3. Tuyệt đối không ép ăn

Cách bỏ đói trẻ biếng ăn hay ép ăn hoàn toàn không có tác dụng tích cực mà càng làm con chán ngán thức ăn hơn. Thay vì vậy, cha mẹ nên tạo cảm giác hứng thú cho bé khi đến bữa như trang trí món ăn đẹp mắt, được ngồi chung bàn với các thành viên khác trong gia đình,...

Cách bỏ đói trẻ biếng ăn

Cha mẹ cho trẻ ăn theo sở thích, tuyệt đối không ép ăn khi con không muốn.

3.4. Thiết kế thực đơn đa dạng

Mẹ cần đảm bảo bữa ăn của con đủ 4 nhóm chất thiết yếu (chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất) để nhận đủ năng lượng, dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ đừng quên thay đổi thực phẩm ở mỗi nhóm thường xuyên giúp trẻ đổi khẩu vị, không bị ngán.

Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con đủ chất, chóng lớn?

3.5. Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Để trẻ biếng ăn lấy lại cảm giác ngon miệng, ngoài chế độ ăn đủ chất và cân bằng, mẹ còn cần tăng cường các chất hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Ví dụ như Nucleotides, chất xơ GOS, Axit Palmitic, kẽm,...

Đối với những năm đầu đời, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng. Vì đó, mẹ chú ý chọn sữa phù hợp với các tiêu chí như hệ dinh dưỡng cân bằng để áp lực lên hệ tiêu hóa của con, cung cấp dưỡng chất cải thiện khả năng tiêu hóa, hương vị thanh nhạt cho trẻ dễ uống,...

Xem thêm: Mách mẹ cách chọn sữa công thức cho bé khỏe bụng, hấp thu tốt

Glico ICREO: Dinh dưỡng cân bằng, hỗ trợ tiêu hóa để trẻ ăn ngon, hấp thu tốt

Thực phẩm bổ sung Glico ICREO mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, được chắt lọc kỹ lưỡng các dưỡng chất để duy trì những lợi ích quý giá của da kề da: hệ tiêu hóa khỏe và đề kháng vững vàng. Hơn thế nữa, sản phẩm còn bổ sung các dưỡng chất tốt cho đường ruột, từ đó giúp bé khỏe bụng để ăn ngon miệng hơn:

  • Tăng độ cao lớp nhung mao ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoàn thiện để bụng bé thêm êm nhẹ khi có 5 loại Nucleotides quý giá.

Bổ sung sữa Glico ICREO cho bé biếng ăn

Nucleotide giúp trẻ êm bụng, từ đó ăn khỏe và hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết. 

  • Nuôi dưỡng lợi khuẩn, nhờ đó ổn định hệ vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung chất xơ GOS.
  • Giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn (nhất là chất béo) nhờ thêm Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO).

Chưa kể, bé còn được tăng đề kháng tự nhiên, phòng tránh ốm vặt bởi Nucleotides hỗ trợ trẻ sản sinh nhiều kháng thể IgA, IgG. Hơn thế nữa, sức khỏe của bé sẽ càng thêm vững vàng bởi còn có sự tham gia của tiền tố vitamin A (β-carotene) trong Glico ICREO Balance Milk và “màng cầu béo” MFGM trong Glico ICREO Grow-up Milk.

Thực phẩm bổ sung Glico ICREO còn giúp trẻ phát triển trí não tinh anh với tiền tố DHA từ chiết xuất dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản độc quyền trên thị trường. Bảo vệ thị giác của bé nhờ chứa Lutein (Glico ICREO Learning Milk) và nâng niu thận non với công nghệ khử muối độc quyền (Glico ICREO Balance Milk)

>> Mời mẹ tham khảo chi tiết các sản phẩm dinh dưỡng Glico ICREO TẠI ĐÂY.

3.6. Xây dựng lịch trình ăn uống hợp lý

Trẻ cần một khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa hết sữa/thức ăn. Vì đó, mẹ nên đảm bảo sắp xếp 3 bữa chính, 2 bữa phụ và những cữ sữa theo nhu cầu ở các khung giờ thích hợp. Trong đó, bữa phụ phải cách bữa chính tiếp theo ít nhất 1,5 - 2 giờ.

Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu

3.7. Hạn chế cho bé ăn nhiều quà vặt trước bữa ăn

Cha mẹ không nên để trẻ ăn nhiều thức ăn vặt trước bữa chính. Bởi nếu vậy, con không cảm thấy đói và tránh né thức ăn. Thay vì đó, phụ huynh có thể lấy quà vặt lành mạnh (như trái cây, sữa chua,...) như là một phần thưởng khi trẻ hoàn thành bữa ăn ngoan, giỏi.

3.8. Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày

Vận động thể chất đều đặn hàng ngày là cách hỗ trợ hoạt động tiêu hóa rất tốt. Nhờ vậy, trẻ biếng ăn sẽ nhanh chóng lấy lại cảm giác thèm ăn và hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn, không bị đầy bụng.

Khuyến khích bé biếng ăn vận động

Vận động cơ thể thường xuyên là một trong những cách giúp trẻ biếng ăn lấy lại cảm giác thèm ăn hiệu quả.

3.9. Cho trẻ cùng ăn với mọi người trong gia đình

Thay vì chọn cách bỏ đói trẻ biếng ăn, cha mẹ hãy thử cho trẻ cùng tham gia vào bữa ăn gia đình. Bởi lẽ, trẻ em rất thích bắt chước theo người lớn. Do thế, khi thấy mọi người ăn uống vui vẻ, trẻ cũng cảm thấy thoải mái, tiếp nhận thức ăn dễ dàng hơn.

Xem thêm: Trẻ ăn ngậm phải làm sao? 10 bí quyết cải thiện hiệu quả

4. Khi nào nên đưa con đi gặp bác sĩ?

Nếu phụ huynh nhận thấy một số biểu hiện bên dưới thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để có hướng giải quyết kịp thời:

  • Không tăng cân hoặc sụt cân trong 2 - 6 tháng gần đây.
  • Trẻ không thèm bất kỳ món ăn nào trong 2 - 3 ngày liên tiếp.
  • Bé lờ đờ, mệt mỏi, lười vận động.
  • Có dấu hiệu vàng da.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhiều ngày liền (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón,...).
  • Tránh né tương tác, trò chuyện với mọi người xung quanh.

Xem thêm: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do đâu? Mách mẹ cách cải thiện hiệu quả

Mong rằng thông tin từ bài viết cho cha mẹ câu trả lời bé biếng ăn có nên bỏ đói hay không. Đồng thời, phụ huynh cũng tích lũy thêm một số mẹo hữu ích để cải thiện biếng ăn ở trẻ hiệu quả. Nhìn chung, biếng ăn thực sự không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu cha mẹ hiểu rõ tâm lý của con và tìm cách khắc phục thích hợp.

Tham khảo:

1. Vinmec. Trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói? (Đã truy cập 09 06 2025).

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ


Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)

Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

Bài viết xem nhiều