Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Xem thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất của bé. Nguyên nhân phổ biến là do chế độ dinh dưỡng không đủ chất, đặc biệt là thiếu sắt. Vậy bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Xem ngay câu trả lời và gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong bài này nhé.

1. Tác hại khi bà bầu bị thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu, nhưng mẹ có thể để ý một số biểu hiện như da xanh xao, mất sức, đầu váng tai ù, tim đập nhanh, thở dốc, mệt mỏi kéo dài, hụt hơi. Một số mẹ bầu còn gặp tình trạng móng tay dễ gãy, rụng tóc, ăn kém hoặc đầy bụng.

Hệ quả khi thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến mẹ và em bé thế nào?

Thiếu máu khi mang thai khiến cơ thể mẹ không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan quan trọng như tim, não…, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

  • Ở mẹ bầu, tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản. 
  • Về phía thai nhi, thiếu máu làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân, suy thai, kéo dài thời gian hồi sức sau sinh và khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết

Để cải thiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm đúng cách, giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu và đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy thực đơn cho mẹ bầu thiếu máu cần bổ sung những gì, mẹ hãy theo dõi tiếp ngay sau đây.

Thực đơn cho mẹ bầu thiếu máu cần bổ sung

Chế độ dinh dưỡng đúng và đủ chất sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.

2. Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì? 9 thực phẩm bổ máu không nên bỏ qua

Thiếu máu khi mang thai phần lớn do thiếu sắt – dưỡng chất thiết yếu giúp tạo hồng cầu và vận chuyển oxy trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung đúng thực phẩm giàu sắt sau đây sẽ giúp mẹ cải thiện:

2.1. Thịt bò

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu không thể bỏ qua thịt bò. Đây là nguồn cung cấp sắt heme – loại sắt dễ hấp thu nhất, với khoảng 2,6mg sắt/100g thịt bò. Mẹ có thể chế biến thành bò hầm, bò xào với rau củ hay cháo thịt bò để đa dạng thực đơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ

2.2. Thịt ức gà

Ức gà chứa khoảng 1mg sắt/100g cùng lượng đạm cao, ít chất béo. Mẹ bầu có thể hấp, luộc hoặc làm salad ức gà, giúp dễ tiêu và hỗ trợ tăng cường hồng cầu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đảm bảo nấu chín thịt gà hoàn toàn ở nhiệt độ tối thiểu 165°F (khoảng 74°C) để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

2.3. Lòng đỏ trứng gà

Mỗi 100g lòng đỏ trứng chứa khoảng 2,73mg sắt, đồng thời bổ sung vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu khác. Mẹ nên ăn 3 – 4 quả trứng mỗi tuần, có thể luộc hoặc chưng cùng cháo để bổ sung sắt cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa đủ chất và lưu ý

Bà bầu thiếu máu nên ăn lòng đỏ trứng gà

Không chỉ là thực phẩm giàu sắt, lòng đỏ trứng gà còn bổ sung canxi, protein rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

2.4. Cá hồi

Cá hồi cũng là món ăn nên đưa vào thực đơn bổ sung máu cho bà bầu. Bởi vì cá hồi chứa khoảng 0,3mg sắt/100g cùng lượng omega-3 dồi dào giúp hỗ trợ phát triển trí não thai nhi. Với cá hồi, mẹ có thể chế biến thành nhiều món như hấp, nướng hoặc làm salad thay đổi vị và dễ ăn hơn.

Xem thêm: Bầu nên ăn cá gì và không nên ăn cá gì để tốt cho thai kỳ?

2.5. Cải bó xôi

Rau cải bó xôi (rau chân vịt) cung cấp khoảng 2,7mg sắt/100g, giàu folate và chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này không chỉ cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu còn hỗ trợ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Theo đó, mẹ có thể chế biến cải bó xôi bằng nhiều cách như xào với dầu oliu, nấu canh hoặc trộn salad.

2.6. Bông cải xanh

Bông cải xanh cũng là thực phẩm tốt cho mẹ bầu thiếu máu. Thực phẩm này cung cấp khoảng 0,7mg sắt/100g cùng vitamin C giúp tăng hấp thu sắt. Khi chế biến bông cải xanh đưa vào thực đơn cho mẹ bầu thiếu máu, mẹ chỉ nên luộc hoặc xào nhẹ để giữ trọn dưỡng chất.

Xem thêm: 12 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thêm ngay vào thực đơn

2.7. Chuối 

Chuối chứa khoảng 0,3mg sắt/100g, là trái cây bổ sung năng lượng, vitamin B6, kali và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, chuối còn giúp giảm cảm giác buồn nôn trong thai kỳ và hỗ trợ điều hòa huyết áp nhờ hàm lượng kali dồi dào. Để bổ sung, mẹ có thể ăn chuối chín trực tiếp hoặc làm sinh tố.

Xem thêm: 12 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên bỏ túi ngay

2.8. Bí đỏ

Bí đỏ chứa khoảng 0,8mg sắt/100g, cùng kẽm và vitamin A giúp hỗ trợ tái tạo máu. Đối với bí đỏ, mẹ có thể chế biến thành nhiều món như nấu cháo, súp bí đỏ hoặc hấp chín để bổ sung thường xuyên và không bị ngán.

Bí đỏ bổ sung máu cho bà bầu

Bí đỏ mẹ có thể chế biến thành nhiều món như súp, cháo, canh,... để bổ sung trong thai kỳ.

2.9. Yến mạch

Nếu chưa biết bà bầu thiếu máu nên ăn gì, đừng bỏ qua yến mạch. Với hàm lượng sắt khoảng 4,34 mg sắt/100g, yến mạch giúp bổ sung sắt hiệu quả. Đồng thời, nguồn chất xơ dồi dào trong yến mạch cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ. Mẹ có thể dùng yến mạch nấu cháo, pha với sữa hoặc làm bánh ăn nhẹ để thay đổi khẩu vị.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt khác như đậu lăng, đậu nành, hạt chia, hạt bí, hạt hướng dương,… để thay đổi khẩu vị và cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối đủ chất, vào con không vào mẹ

3. Tham khảo thực đơn cho bà bầu thiếu máu ăn ngon miệng

Sau khi đã tìm hiểu bà bầu thiếu máu nên ăn gì, mẹ cũng cần kết hợp các món ăn cho hợp lý để dễ tiêu hóa và đủ dưỡng chất. Dưới đây là gợi ý thực đơn giúp mẹ bầu ăn ngon miệng mà vẫn bổ máu hiệu quả:

Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu kén ăn với 8 món ăn thơm ngon, đủ chất

Thực đơn cho mẹ bầu thiếu máu

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu thiếu máu có thể tham khảo để bổ sung dưỡng chất.

4. Lưu ý khi thiết kế thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn bổ sung máu cho bà bầu:

  • Đa dạng thực phẩm giàu sắt, kết hợp cả nguồn sắt động vật và thực vật để tăng hiệu quả bổ sung.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, dâu, ổi,...) giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn để nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng thiếu sắt.
  • Hạn chế thực phẩm cản trở hấp thu sắt như trà, cà phê,...
  • Không bỏ bữa sáng, bởi vì bữa sáng là thời điểm lý tưởng để bổ sung sắt và các vi chất dinh dưỡng.
  • Kết hợp cùng chất xơ giúp hạn chế táo bón thường gặp khi bổ sung sắt.

Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì & không nên ăn gì để khỏi nhanh?

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

5. Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh quan tâm thực đơn cho bà bầu thiếu máu, một số mẹ còn băn khoăn những điều sau:

5.1. Bà bầu bị thiếu máu nên ăn canh gì?

Một số món canh bổ máu cho bà bầu gồm canh rau ngót thịt bằm, canh củ cải thịt bò, rau bầu nấu nghêu, canh sườn bí đỏ, canh cua rau đay,... Các món này vừa dễ ăn, vừa giúp bổ sung sắt và dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.

5.2. Bà bầu thiếu máu không nên ăn gì?

Bà bầu bị thiếu máu nên hạn chế ăn các thực phẩm gây cản trở hấp thu sắt như trà đặc, cà phê (chứa tanin và caffeine), đồ ăn nhiều chất béo (gây ức chế tiêu hóa) và thực phẩm chế biến sẵn (ít giá trị dinh dưỡng, nhiều chất phụ gia).

5.3. Đâu là các loại trái cây bổ máu cho bà bầu?

Một số loại trái cây giàu sắt và vitamin C giúp bổ máu cho bà bầu đó là mận, nho, chuối, táo, bưởi, dâu tây, cam, lựu và kiwi. Những loại trái cây này vừa hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả mà còn cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm: 15 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua

Thiếu máu khi mang thai là tình trạng phổ biến nhưng có thể cải thiện nếu mẹ bầu ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Hy vọng những gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu có thể giúp mẹ cải thiện sức khỏe bản thân, vừa tạo nền tảng phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ cũng đừng quên duy trì thói quen da kề da với bé ngay sau sinh. Bởi vì, cơ thể mẹ – nơi con khởi đầu sự sống và cũng là nơi đầu tiên con tìm thấy sự bình yên. Từ cái chạm đầu tiên da kề da, mẹ đã truyền cho con sức mạnh để lớn lên vững vàng.

Sữa Glico ICREO Balance Milk - Êm dịu như những cái ôm của mẹ, cho bé khởi đầu vững vàng từ ngày đầu tiên

Chỉ một cái ôm đầu tiên – nhưng là cái ôm kỳ diệu. Da kề da với mẹ trong 90 phút đầu đời không chỉ mang lại cảm giác an toàn, ấm áp mà còn giúp bé thiết lập nền tảng cho hệ miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh. Hơn cả một hành động âu yếm, đây chính là ‘liều vắc-xin tự nhiên’ đầu đời, giúp bé nhận được kháng thể quý giá của mẹ truyền sang con qua giọt sữa vàng, để thích nghi tốt hơn với thế giới bên ngoài.

Nhằm duy trì những lợi ích quý giá của da kề da, nguồn dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cốt lõi mà Glico ICREO muốn hướng đến. Chính vì thế, sữa Glico ICREO Balance Milk (cho bé dưới 1 tuổi) đã tinh chỉnh công thức, mang đến nguồn dưỡng chất cân bằng, êm dịu với hệ tiêu hóa của con từ những ngày đầu đời. Cụ thể sản phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất quý báu như:

  • 5 loại Nucleotides làm tăng độ cao lớp nhung mao ruột, giúp quá trình hoàn thiện đường ruột, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và hấp thu tốt. Hơn nữa, Nucleotides cũng thúc đẩy sản sinh kháng thể IgA và IgG, kết hợp beta-carotene (tiền vitamin A) giúp củng cố hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ con yêu khỏi tác nhân gây bệnh.
  • Chất xơ và Axit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, nhẹ bụng và không táo bón. 
  • Sữa còn độc quyền bổ sung tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản, một thành phần có nguồn gốc thực vật khi vào cơ thể sẽ tự chuyển hóa thành DHA vừa đủ cho bé dễ dàng hấp thu để phát triển trí não tinh anh. 

Balance Milk bổ sung dưỡng chất cho bé

Glico ICREO Balance Milk nguồn dinh dưỡng cân bằng cùng mẹ ‘nâng niu’ hệ tiêu hóa của bé, giúp con êm bụng khỏe sức từ những ngày đầu.

Hơn nữa, Glico ICREO Balance Milk còn chiếm trọn lòng tin của nhiều mẹ khi có hương vị thanh nhạt từ đường tự nhiên để bé con dễ làm quen. Cùng với đó là công nghệ khử muối độc quyền làm giảm lượng natri, bảo vệ thận non nớt của bé.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

>> Bé bú ngon, tiêu hóa tốt – mẹ yên lòng hơn mỗi ngày. Chọn sữa Glico ICREO Balance Milk – giải pháp phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé từ những ngày đầu đời. Ngoài sản phẩm này, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm các dòng sữa khác của Glico ICREO tại đây!

Nguồn tham khảo:

1. Kathryn Watson. Pump Up Your Iron with These Pregnancy-Friendly, Iron-Rich Foods (Đã truy cập 07/05/2025).

2. Bệnh viện Từ Dũ. Dinh dưỡng đối với thai phụ bị thiếu máu (Đã truy cập 07/05/2025).

3. Dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em. Bà bầu thiếu máu nên ăn trái cây gì? Các loại trái cây bổ sung máu cho bà bầu (Đã truy cập 07/05/2025).

Bài viết xem nhiều