Trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói có sao không?

Mỗi cột mốc phát triển của con đều là niềm mong đợi lớn lao của cha mẹ. Nên khi bé yêu đã 15, 16, hay thậm chí 17 tháng tuổi mà vẫn chưa bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy liệu trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói có sao không? Bài viết này sẽ cùng phụ huynh đi tìm lời giải đáp cho những băn khoăn ấy, đồng thời chia sẻ các phương pháp hiệu quả giúp con phát triển ngôn ngữ toàn diện hơn.

1. Kỹ năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 15, 16, 17 tháng như thế nào?

Giai đoạn từ 15 đến 17 tháng tuổi đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong thế giới nhận thức của trẻ. Con bắt đầu định hình rõ ràng hơn về môi trường xung quanh, đồng thời có khả năng học hỏi và tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng.

Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể nhận thấy những tiến bộ đáng kể trong kỹ năng ngôn ngữ của bé:

- Trẻ 15 tháng tuổi:

  • Ở mốc 15 tháng, bé thường bắt đầu nói được một vài từ đơn giản quen thuộc như ‘mẹ’, ‘ba’, ‘bú’, ‘ăn’.

  • Một số bé có thể phát âm tên mình.

  • Con có thể kết hợp lời nói và cử chỉ để thể hiện ý kiến, suy nghĩ của bản thân.

- Trẻ 16 tháng tuổi:

  • Trẻ có thể nói rõ ràng 3 - 4 từ trong một câu.

  • Con cũng có thể nghe hiểu và làm theo các câu nói của người lớn. Ví dụ cha mẹ nói ‘Lại đây với mẹ nào’ thì con sẽ di chuyển đến gần phụ huynh.

- Trẻ 17 tháng tuổi:

  • Bé có thể ghi nhớ và gọi tên các đồ vật, nhãn dán, hình vẽ xung quanh nhà.

  • Một số bé còn có khả năng nói ít nhất 4 – 6 từ trong một câu.

  • Con có thể liên kết các từ thông dụng có nghĩa lại với nhau để tạo thành cụm từ ngắn.

  • Bé có thể hiểu và làm theo những yêu cầu hoặc câu nói đơn giản như ‘Con lấy giúp mẹ quả bóng nào?’ hay ‘Con ngồi xuống đây.

  • Bé cũng có thể chỉ vào đồ vật khi được hỏi. Ví dụ, khi cha mẹ hỏi "Con voi đâu rồi?", bé có thể nhìn hoặc chỉ tay vào đúng con voi trong sách hay đồ chơi.

Dù vậy, ở thời điểm này việc bé thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mình bằng ngôn ngữ vẫn còn khá hạn chế. Bé vẫn chủ yếu giao tiếp thông qua cử chỉ, biểu cảm và những âm bập bẹ. Một số trường hợp, trẻ 15, 16, 17 tháng tuổi có thể vẫn chưa biết nói, chậm nói hoặc chỉ nói được vài từ so với bạn bè cùng trang lứa.

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 15, 16, 17 tháng

Trong giai đoạn 15 - 17 tháng tuổi, trẻ có sự tiến bộ rõ rệt ở kỹ năng ngôn ngữ.

2. Dấu hiệu trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ 15, 16 và 17 tháng tuổi chưa biết nói, chậm nói:

  • Không có phản ứng với âm thanh: Bé không giật mình hay quay đầu lại khi có tiếng động lớn bất ngờ, hoặc không có phản ứng khi được gọi tên.

  • Hạn chế sử dụng cử chỉ: Con không thường xuyên dùng cử chỉ, điệu bộ như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu nói không, hoặc chỉ tay vào thứ mình muốn/thấy.

  • Khó khăn trong việc hiểu yêu cầu đơn giản: Bé không hiểu hoặc không làm theo được các hướng dẫn đơn giản như ‘con lấy quả bóng đi’ hay ‘lại đây với mẹ’.

  • Thờ ơ với giao tiếp: Trẻ không hào hứng giao tiếp, ít nhìn vào mắt người đối diện khi trò chuyện. Hoặc trẻ không tìm cách tương tác với phụ huynh dù cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.

  • Không bi bô, không phát ra phụ âm: Bé ít khi bi bô, không tạo ra các âm tiết có phụ âm như ‘ba’, ‘ma’, ‘pờ’, ‘bờ’.

  • Chưa biết bắt chước âm thanh/lời nói: Trẻ không có xu hướng bắt chước tiếng nói hoặc các âm thanh mà người lớn tạo ra.

  • Không nói được bất kỳ từ nào: Dù đã 15 - 17 tháng, bé vẫn chưa nói được các từ đơn giản như ‘mẹ’, ‘ba’, ‘ăn’, ‘bú’.

  • Không phản ứng với từ đơn giản: Bé không có phản ứng với những từ phổ biến như ‘không’, ‘dậy nào’, ‘chào bé’.

  • Không chỉ vào đồ vật: Khi được hỏi về một đồ vật hoặc bức tranh (ví dụ: ‘Quả bóng đâu?’), bé không chỉ vào hoặc nhìn về phía đó. Đồng thời, bé không biết dùng cử chỉ chỉ tay để diễn đạt mong muốn hay thu hút sự chú ý của cha mẹ (ví dụ: chỉ vào món đồ chơi mình thích và ngước nhìn cha mẹ).

3. Trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói nguyên nhân do đâu?

Khi trẻ được 15, 16 hay 17 tháng tuổi mà vẫn chưa bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, cha mẹ thường lo lắng không hiểu nguyên nhân do đâu. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến khiến trẻ chưa biết nói:

  • Thính giác của trẻ có vấn đề: Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Nếu thính giác của bé có vấn đề (do các bệnh lý về tai, mũi, họng hoặc bẩm sinh) con sẽ không thể nghe rõ âm thanh xung quanh, dẫn đến việc khó khăn trong việc bắt chước và học nói. Việc không nghe được cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp và gián tiếp làm trẻ chậm phát triển nhận thức.

  • Liên quan đến cấu trúc vòm miệng: Các dị tật bẩm sinh như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch có thể cản trở cử động linh hoạt của lưỡi và môi. Điều này gây cản trở đến việc phát âm khiến trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói.

  • Cách dạy con tập nói sai: Nếu cha mẹ quá nhanh chóng đáp ứng mọi nhu cầu của con chỉ qua cử chỉ hoặc tiếng khóc mà không khuyến khích bé ‘ê a’ giao tiếp bằng lời, bé sẽ thiếu động lực để học nói.

  • Trẻ gặp vấn đề tâm lý: Những biến cố trong gia đình, môi trường sống thiếu sự tương tác hoặc không khí căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ.

Trẻ 15 tháng chậm nói do đâu

Trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói thể do gặp vấn đề ở thính giác, cấu trúc vòm miệng hay tâm lý hoặc cách dạy con tập nói sai.

4. Trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói hay chậm nói có sao không?

Việc bé 15, 16, hay 17 tháng tuổi chưa nói được nhiều không phải lúc nào cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Mỗi trẻ có tốc độ phát triển riêng, nếu bé chưa nói được nhiều từ nhưng vẫn hiểu và có thể làm theo các yêu cầu đơn giản, thì đây là dấu hiệu bình thường. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi sát sao và tăng cường các hoạt động hỗ trợ trẻ tập nói.

Tuy nhiên, nếu trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc học nói như: bập bẹ, không hiểu các chỉ dẫn đơn giản, không chú ý đến âm thanh hoặc cử chỉ của cha mẹ… thì nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được can thiệp sớm.

Phụ huynh tránh chủ quan trong việc này, bởi chậm nói kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

  • Ảnh hưởng đến phát triển nhận thức và tư duy ngôn ngữ: Trẻ 15-17 tháng tuổi chậm nói có thể khiến khả năng tiếp thu và phát triển nhận thức kém đi, tư duy ngôn ngữ cũng không phát triển nhiều.

  • Gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội trong tươi lai: Khi bước vào độ tuổi đến trường, việc chậm nói còn khiến trẻ chậm đọc, chậm viết, khả năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trở nên khó khăn.

  • Hệ lụy tâm lý và hành vi: Tình trạng này còn có thể khiến con lớn lên tự ti trong giao tiếp, thường xuyên có biểu hiện bực tức, cáu gắt do không thể diễn đạt được mong muốn của mình.

Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa giúp trẻ vượt qua rào cản ngôn ngữ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện.

5. Những việc nên làm để giúp trẻ 15, 16, 17 tháng phát triển ngôn ngữ

Để hỗ trợ bé từ 15 đến 17 tháng phát triển khả năng ngôn ngữ, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

  • Cha mẹ hãy tăng cường tương tác, nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi như khi thay quần áo, cho bé ăn, hay cùng bé chơi đồ chơi,...

  • Phụ huynh nên tạo môi trường giao tiếp phong phú bằng cách cho con tiếp xúc với nhiều người khác nhau (ông bà, cô chú, bạn bè). Việc này giúp bé có cơ hội nghe và học hỏi đa dạng giọng điệu, cách diễn đạt.

  • Khi trẻ cố gắng phát âm một từ, dù chưa rõ ràng, hay khi bé có phản ứng (chỉ tay, gật đầu) dù chậm, cha mẹ cũng nên dành những lời khen ngợi, vỗ tay hoặc ôm ấp để động viên con.

  • Cha mẹ hãy hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi,... và ưu tiên các hoạt động vui chơi, tương tác với người thật.

  • Trường hợp trẻ không phản ứng hay không đáp lời, cha mẹ không nên có biểu hiện cáu gắt, mắng con. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn quan sát, tìm hiểu xem bé muốn gì thông qua cử chỉ, ánh mắt hoặc cố gắng lặp lại câu hỏi một cách nhẹ nhàng.

  • Phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ ra ngoài, thăm thú công viên, siêu thị hoặc địa điểm công cộng. Việc này giúp trẻ có cơ hội quan sát, nghe những từ ngữ mới, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

Làm gì khi trẻ 16 tháng chậm nói

Phụ huynh hãy thường xuyên trò chuyện, đọc truyện, ca hát,... cùng bé để giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ.

Ngoài những hoạt động tương tác trên, cha mẹ đừng quên chăm sóc dinh dưỡng cho con một cách đầy đủ. Một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giúp nâng cao chỉ số IQ của trẻ, cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các nhóm thực phẩm giàu protein (Thịt, cá, trứng, sữa, đậu…), tinh bột (ngũ cốc nguyên hạt, khoai, gạo,...), vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh đậm, trái cây tươi...), chất béo lành mạnh (các loại cá béo, các loại hạt, dầu thực vật,...). Đặc biệt, DHA là một dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển trí não và thị giác của bé trong những năm đầu đời, giúp mắt sáng khỏe, ghi nhớ tốt để tăng cường khả năng học hỏi và phát triển ngôn ngữ.

Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ

Tuy nhiên, việc bổ sung DHA từ thực phẩm thông thường như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng hay dầu ô liu… có thể không hấp thu đủ lượng cần thiết. Vì vậy, với trẻ nhỏ, mẹ hãy ưu tiên bổ sung cho con qua dòng sữa có công thức cân bằng, êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ và chứa hàm lượng DHA dễ hấp thu.

Glico ICREO Grow-up Milk - Dinh dưỡng cân bằng, lành tính cho con dễ hấp thu

Để hành trình nuôi con của mẹ trọn vẹn hơn, Glico ICREO Grow-up Milk (dành cho bé từ 9 đến 36 tháng tuổi) được hoàn thiện công thức với nguồn dinh dưỡng cân bằng, không gây áp lực cho tiêu hóa của trẻ và đặc biệt chứa tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản độc quyền. Vì có nguồn gốc thực vật lành tính, nên có khả năng tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA đủ lượng theo nhu cầu cơ thể, cho bé dễ hấp thu để phát triển trí não và thị giác tinh anh. Qua đó giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ thông tin và quan sát để học nói tốt hơn.

Bổ sung Grow-up Milk cho trẻ 17 tháng chậm nói

Glico ICREO Grow-up Milk độc quyền chứa tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển trí não và thị giác.

Không chỉ vậy, Glico ICREO Grow-up Milk còn chứa màng cầu béo MFGM (màng cầu béo) chứa hơn 150 loại protein & lipid – không chỉ giúp trẻ tăng cường miễn dịch, mà còn hỗ trợ phát triển tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ). Đây là yếu tố cần thiết giúp kích thích não bộ, nâng cao nhận thức, tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển ngôn ngữ.

Hơn hết, hệ dưỡng chất cân bằng còn là yếu tố giúp sản phẩm tiếp nối những lợi ích quý giá của da kề da trong việc nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường đề kháng, nhờ bổ sung 5 loại Nucleotides độc đáo. Thành phần này giúp tăng độ cao lớp nhung mao, thúc đẩy hoàn thiện đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu tốt dưỡng chất (bao gồm DHA). Đồng thời Nucleotides còn giúp trẻ tăng cường đề kháng vững vàng, nhờ kích thích cơ thể sản sinh thêm kháng thể IgA và IgG.

>> Glico ICREO Grow-up Milk được nhập khẩu nguyên lon từ Nhật Bản và phân phối chính hãng tại cửa hàng Con Cưng hoặc sàn thương mại điện tử (như Shopee, Lazada) giúp mẹ dễ dàng đặt mua. Mẹ tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây!

6. Giải đáp thắc mắc liên quan

Dưới đây là một số băn khoăn thường gặp của cha mẹ về tình trạng trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói:

6.1. Bé 15 tháng chưa biết đi chưa biết nói?

Trẻ 15 tháng chưa biết nói và chưa biết đi có thể là dấu hiệu của việc chậm phát triển, nhưng không phải lúc nào cũng là bất thường. Cha mẹ cần bình tĩnh và quan sát thêm các biểu hiện khác của con. Nếu bé có những dấu hiệu như: không biết sử dụng thìa, không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, chỉ nói được vài tiếng,luôn vứt các đồ vật đi,... thì nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn cách xử lý nếu cần thiết.

6.2. Trẻ 16 tháng tuổi chưa biết nói có sao không?

Bé 16 tháng chưa biết nói nhưng vẫn có thể bật âm và nói được những từ đơn giản (như ‘ba’, ‘mẹ’, ‘ăn’) có thể là bình thường. Trong trường hợp này, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, ca hát và đọc sách cho con nghe để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bé 16 tháng chậm nói và không có bất kỳ phản ứng nào với âm thanh, không giao tiếp bằng mắt hoặc không hiểu lời nói, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

6.3. Trẻ 17 tháng chưa biết nói có sao không? Có phải con bị chậm nói?

Việc trẻ 17 tháng tuổi chưa biết nói có thể là một dấu hiệu của chậm nói, nhưng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nếu bé 17 tháng chậm nói thì cha mẹ không cần quá lo lắng và có thể áp dụng các cách như tăng tương tác, nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường giao tiếp phong phú, dành lời khen ngợi và động viên cả khi trẻ phản ứng chậm,... để hỗ trợ con tập nói tốt hơn.

Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã tìm được lời giải đáp cho băn khoăn về việc trẻ 15, 16, 17 tháng chưa biết nói, chậm nói có sao không. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy luôn theo dõi sát sao sự phát triển của con, kiên nhẫn tương tác, tạo môi trường giao tiếp phong phú và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, nếu có bất kỳ lo lắng nào về khả năng ngôn ngữ của bé, đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ để được can thiệp kịp thời, giúp con phát triển toàn diện và tự tin bập bẹ những tiếng nói đầu đời.

Nguồn tham khảo:

1. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Trẻ chậm nói là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán bệnh (Đã truy cập 01 07 2025).

2. BSCKI. Dương Ngọc Vân. Giải đáp: Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám bác sĩ (Đã truy cập 01 07 2025).

Bài viết xem nhiều