1. Khám phá kỹ năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 18, 19, 20 tháng
Thông thường, trẻ từ 18 tháng tuổi đã có khả năng nói được 20 từ đơn hoặc hơn, với những từ quen thuộc như ‘ba’, ‘mẹ’, ‘sữa’, ‘mèo’, ‘nước’... Đồng thời trẻ phát âm rõ ràng hầu hết các nguyên âm và phụ âm (b, h, p, m, n). Vì thế, phụ huynh có thể bắt gặp một số trẻ 18 tháng có thể liên kết hai từ với nhau để tạo thành một câu thô sơ như ‘hết rồi’, ‘bú sữa’, ‘ngủ ngon’.
Đến 19 tháng, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển phong phú hơn, đã có thể liên kết hai hoặc nhiều từ với nhau và bắt đầu sử dụng nhiều từ chỉ hành động hơn. Song song, trẻ cũng biết thêm từ con vào trong một câu cầu khiến như ‘mẹ bế con’, ‘tắm cho con’, ‘ba mua con cái này’...
Và đến mốc 20 tháng tuổi, trẻ đã có thể lập câu có nghĩa, ví dụ ‘Quả bóng Na’ thể hiện ý nghĩa rằng trẻ biết món đồ chơi đó thuộc về bạn Na. Hơn hết, trẻ cũng hiểu rõ hơn các chỉ dẫn và những từ mà cha mẹ nói, ngay cả khi trẻ chưa từng sử dụng từ đó lần nào. Chẳng hạn, khi mẹ bảo trẻ vào phòng mang ra một bộ quần áo (hoặc một số món đồ khác mà bạn chưa bao giờ nghe trẻ gọi tên). Khả năng cao trẻ sẽ bỏ đi và quay lại với đồ vật chính xác vừa được yêu cầu.
Mỗi tháng trôi qua, vốn từ vựng của trẻ 18, 19, 20 tháng sẽ tăng lên, cách biểu đạt trở nên đa dạng và khả năng giao tiếp với người lớn dần rõ nét hơn.
Nhìn chung, dù phần lớn trẻ đều có tiến bộ rõ rệt về ngôn ngữ ở giai đoạn này, nhưng một số bé 18, 19, 20 tháng vẫn chưa biết nói hoặc chỉ sử dụng một vài âm tiết không có nghĩa cụ thể. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng rằng con mình bị chậm nói.
2. Dấu hiệu trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói, chậm nói
Nếu bé từ 18 - 20 tháng tuổi chưa biết nói từ nào, hoặc giao tiếp kém hơn hẳn so với trẻ cùng tuổi, cha mẹ nên quan sát kỹ và lưu ý một số dấu hiệu cảnh báo sau:
- Đến 18 tháng vẫn không nói được 6 từ ngữ bất kỳ hoặc phát âm rõ các từ đơn giản (như ‘ba’, ‘mẹ’, ‘bế’...).
- Không có hứng thú giao tiếp, ít dùng cử chỉ, ánh mắt để tương tác với người khác.
- Ít hoặc không phản ứng khi được gọi tên.
- Không biết chỉ tay để yêu cầu hoặc biểu đạt mong muốn.
- Không hiểu hoặc khó thực hiện chỉ dẫn đơn giản, ví dụ: ‘Đưa mẹ cái ly’, ‘Lại đây’.
- Vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm (không đạt được một từ mới mỗi tuần).
3. Trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói nguyên nhân do đâu?
Việc trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến yếu tố sinh lý lẫn môi trường nuôi dạy. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có hướng hỗ trợ phù hợp hơn:
- Trẻ gặp vấn đề về cấu trúc miệng như dính thắng lưỡi hay các khiếm khuyết ở vòm miệng (hở hàm ếch, sứt môi…) sẽ gây khó khăn khi nói.
- Nếu trẻ nghe kém hoặc mắc các bệnh tai mũi họng kéo dài (viêm tai giữa, viêm họng…), khả năng tiếp nhận âm thanh và học nói sẽ bị ảnh hưởng.
- Việc cho trẻ tiếp xúc quá sớm và quá nhiều với TV, điện thoại, máy tính bảng khiến con bị động trong giao tiếp và giảm nhu cầu nói chuyện.
- Khi cha mẹ hoặc ông bà thường xuyên đoán ý và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ mà không đợi trẻ diễn đạt bằng lời hoặc cử chỉ, trẻ sẽ không thấy cần phải nói, lâu dần dẫn đến chậm nói.
- Trẻ được nuôi trong môi trường ít giao tiếp, không được cho nghe nhạc, đọc sách… sẽ ít có cơ hội học và bắt chước ngôn ngữ, từ đó dẫn đến không biết nói, chậm nói.
Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc học nói do có vấn đề sức khỏe ở miệng/ thính giác hoặc thiếu sự tương tác với các thành viên trong gia đình.
4. Trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói hay chậm nói có sao không?
Không phải trẻ nào cũng phát triển ngôn ngữ theo đúng ‘lịch’. Nếu trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói nhưng vẫn có thể bập bẹ, lắng nghe và hiểu lời cha mẹ nói thì không quá đáng ngại. Đây có thể chỉ là biểu hiện con hơi chậm trong việc nói chuyện, vốn từ còn ít. Cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của con.
Trường hợp trẻ từ 18 tháng tuổi vẫn chưa biết nói hay chậm nói, kèm theo các dấu hiệu sau: Gọi tên nhưng con không phản ứng lại, không thể nghe theo các chỉ dẫn đơn giản, không thể tự nói ra một câu hay một cụm từ, hay thậm chí không thể giao tiếp với cha mẹ quá 6 từ… Phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và tìm cách khắc phục sớm.
Bởi nếu để kéo dài không chỉ gây cản trở khả năng giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, khả năng học hỏi và tương tác sau này. Hơn nữa việc chậm nói, chậm đọc có thể làm trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, nói không rõ từ, dẫn đến áp lực tâm lý khi không thể biểu đạt nhu cầu hoặc cảm xúc của mình.
5. Những việc nên làm để giúp trẻ 18, 19, 20 tháng phát triển ngôn ngữ
Bên cạnh đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để hỗ trợ trẻ nói tốt hơn:
-
Tăng tương tác, nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, dù là đang nấu cơm. Điều này khuyến khích con nói nhiều hơn và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
-
Tạo môi trường giao tiếp phong phú với nhiều hoạt động như: Cho trẻ đến khu vui chơi để tiếp xúc với bạn bè; cho trẻ đi siêu thị, đi chợ để biết thêm nhiều điều bên ngoài; dùng đồ chơi con thú vừa chơi vừa gọi tên kèm đặc tính giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn…
-
Dành lời khen ngợi và động viên cả khi trẻ phản ứng chậm sẽ tạo động lực cho con hứng thú nói hơn.
-
Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử vì sẽ làm trẻ mất đi cơ hội tương tác với môi trường bên ngoài. Hoặc cha mẹ nên cho trẻ xem những chương trình phù hợp như ca nhạc thiếu nhi, thế giới muông thú… để có thể giúp bé học hỏi thêm các từ mới, các cách phản xạ ngôn ngữ mới.
-
Đọc tên các đồ vật quen thuộc trong nhà, sau đó hỏi lại con ‘Đó là cái gì?’. Bằng cách này, trí nhớ của trẻ sẽ vận động để ghi nhớ điều mình vừa học, qua đó phát triển vốn từ.
-
Trong các tình huống hàng ngày, cha mẹ có thể đặt món đồ nào đó ở vị trí trẻ dễ thấy nhưng không lấy được và dạy trẻ cách đưa yêu cầu. Qua đó con sẽ biết cách sử dụng lời nói kèm cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.
Cho trẻ tiếp xúc với nhiều bạn, cùng chơi các trò phối hợp tay - mắt giúp con học cách giao tiếp, tăng khả năng quan sát và kích thích tư duy nhạy bén hơn.
Ngoài áp dụng các hoạt động kể trên, quan trọng hơn hết, cha mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho con. Trong đó nên tăng cường bổ sung DHA - một axit béo thuộc nhóm Omega-3 cần thiết cho sự hoàn thiện thị giác, trí não. Qua đó giúp trẻ phát triển chức năng nhìn và tăng cường trí thông minh, để tăng sự nhạy bén, ghi nhớ thông tin trong quá trình học nói.
Nhưng cần lưu ý, cơ thể con người không tự tổng hợp DHA và khó hấp thu nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm thông thường. Vì thế một lựa chọn bổ sung DHA lý tưởng nhất là cho bé dùng sữa có chứa DHA, trong đó ưu tiên sản phẩm mang đến dinh dưỡng cân bằng để không gây quá tải lên hệ tiêu hóa, trẻ dễ hấp thu hơn.
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.
Glico ICREO Grow-up Milk: Độc quyền chứa tiền tố DHA từ lá tía tô xanh, cho bé dễ hấp thu
Hiện nay, Glico ICREO không chỉ tự hào là thương hiệu sữa mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, êm dịu tiêu hóa của bé; mà còn độc quyền bổ sung tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản. Vì có nguồn gốc thực vật lành tính, nên khi vào cơ thể sẽ tự chuyển hóa thành DHA vừa đủ theo nhu cầu cơ thể cho bé dễ hấp thu để tăng cường trí não và thị giác. Qua đó giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ thông tin và quan sát để học nói tốt hơn. Trong đó, với trẻ 18, 19, 20 tháng tuổi, mẹ có thể cho con dùng Grow-up Milk (9 - 36 tháng tuổi) để hấp thu tốt nguồn dưỡng chất này.
Glico ICREO chọn bổ sung tiền tố DHA từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản vào các sản phẩm sữa để giúp chuyển hóa lượng vừa đủ, cho cơ thể bé dễ dàng hấp thu.
Đặc biệt, trong Glico ICREO Grow-up Milk còn bổ sung màng cầu béo MFGM, chứa các chất béo như Gangliosides, Phospholipids, Sphingomyelin có khả năng hỗ trợ phát triển não bộ, tăng khả năng nhận thức và dẫn truyền thần kinh. Nhờ vậy giúp trẻ phát triển tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ) để cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung để học cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn.
Chưa dừng lại ở đó, với nguồn dinh dưỡng cân bằng, Glico ICREO Grow-up Milk còn tiếp nối những lợi ích của da kề da thông qua việc bổ sung 5 loại Nucleotides. Thành phần này làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột, tăng khả năng hấp thu tốt các dưỡng chất (bao gồm cả DHA). Các Nucleotides còn giúp bé tăng cường đề kháng tự nhiên nhờ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể IgA và IgG. Cùng MFGM trong sữa cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé dễ dàng chống lại bệnh tật.
>> Để xem chi tiết về công dụng của Glico ICREO Grow-up Milk cùng nơi mua chính hãng, mời mẹ truy cập TẠI ĐÂY!
6. Giải đáp thắc mắc liên quan
Trong quá trình tìm hiểu trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói có sao không, các phụ huynh cũng có vài băn khoăn dưới đây:
6.1. Trẻ 18 tháng chưa biết nói, nhưng vẫn hiểu và làm theo yêu cầu có sao không?
Trường hợp này có khả năng bé đang chậm nói. Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng việc trẻ chưa thể biểu đạt mong muốn bằng từ ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học hỏi về sau. Vì thế, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được đánh giá chính xác và can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
6.2. Trẻ 19 tháng chưa biết nói xử lý thế nào?
Nếu bé đã 19 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, cha mẹ có thể hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ bằng một số hoạt động đơn giản tại nhà như:
- Thường xuyên trò chuyện với bé về các hoạt động hằng ngày, đồ vật xung quanh… giúp con tiếp nhận thêm vốn từ.
- Cùng trẻ đọc sách, ưu tiên sách có hình ảnh minh họa rõ ràng, từ vựng đơn giản.
- Hát và chơi trò chơi âm thanh để giúp trẻ làm quen với âm điệu, nhịp điệu, đồng thời tăng hứng thú giao tiếp.
- Khuyến khích bé bắt chước âm thanh, từ ngữ. Khi bé bập bẹ, hãy nhắc lại từ đó đúng cách và hạn chế sửa lỗi nhiều để con tự tin nói hơn.
6.3. Trẻ 20 tháng chưa biết nói có phải bị chậm phát triển?
Không hẳn. Điều này có thể chỉ do khả năng phát triển ngôn ngữ của con chậm hơn các bạn khác, cha mẹ nên tìm cách giúp cải thiện khả năng nói của con. Song song, nếu bé 20 tháng tuổi chưa biết nói cũng nên được đưa đến bác sĩ kiểm tra, vì một vài trường hợp trẻ chậm nói, không nói dù đã 20 tháng tuổi là dấu hiệu của nhiều vấn đề về khả năng nghe, ở cơ quan phát âm, rối loạn phát triển, vấn đề tâm lý…
Tóm lại, trẻ 18, 19, 20 tháng chưa biết nói hay chậm nói có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý, nhưng cũng có thể là biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Cha mẹ cần quan sát kỹ, đừng bỏ qua các dấu hiệu đi kèm và nên đưa trẻ đi khám nếu cần thiết. Đồng thời, hãy tích cực tạo môi trường giao tiếp, tương tác thường xuyên để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.