Trẻ sơ sinh hay bị nhợn: Nguyên nhân, cách xử lý & phòng ngừa

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn có phải là triệu chứng bình thường không, hay là dấu hiệu đáng lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe của con? Nếu mẹ cũng có băn khoăn tương tự thì hãy theo dõi bài viết sau đây để rõ hơn về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa của tình trạng này nhé. 

1. Bé sơ sinh bị nhợn là tình trạng gì?

Nhợn là cảm giác buồn nôn, đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một cơn nôn sắp xảy ra và thường đi kèm những tiếng ợ hơi. Theo đó, cả buồn nôn, nôn đều là những tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị trớ do đâu? Cách giảm nôn trớ ở trẻ hiệu quả

2. Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nhợn?

Bé thường bị nhợn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

2.1. Mắc bệnh về hô hấp

Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp và miễn dịch còn non yếu, vì thế con dễ gặp các vấn đề như cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,... Các bệnh lý này khiến đường hô hấp của bé tiết nhiều dịch nhầy, dẫn đến tình trạng trẻ bị ho và nhợn ói. 

Xem thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có sao không? Cha mẹ nên làm gì?

2.2. Trào ngược dạ dày

Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và có kích thước nhỏ, do đó con dễ bị trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng dịch axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, khiến con cảm thấy ngứa cổ, khó chịu và gây ra hiện tượng nhợn.

2.3. Cho trẻ bú chưa đúng cách

Bé sơ sinh hay bị nhợn cũng có thể do mẹ cho trẻ bú chưa đúng cách. Với trẻ bú bình, nếu con uống hoặc ngậm sữa quá lâu có thể khiến sữa đặc sệt lại. Lúc này, sữa dính vào họng của trẻ, khiến con cảm thấy khó chịu và muốn nhợn.

Ngoài ra, vì dạ dày của trẻ nằm ngang nên nếu mẹ đặt trẻ nằm xuống ngay sau khi bú thì con rất dễ bị nhợn và nôn trớ. 

Xem thêm: Gợi ý 6 giải pháp khi bé không chịu bú bình hay, mẹ lưu ngay

2.4. Những nguyên nhân khác

Bé sơ sinh thường nhợn còn có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Thời gian bú giữa các cữ sát nhau khiến con chưa kịp tiêu hóa hết sữa, dẫn đến trẻ bị nhợn và trớ.
  • Trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng ruột, hẹp môn vị, tắc ruột, lồng ruột,...
  • Cho trẻ mặc quần áo hoặc quấn tã, băng rốn quá chật sau khi con bú no.

3. Bé sơ sinh hay bị nhợn có nguy hiểm không?

Khi con thường bị nhợn ói thì cha mẹ không nên chủ quan. Vì trẻ dễ bị sặc khi hít phải chất nôn, trường hợp nguy hiểm có thể làm con khó thở. Ngoài ra, sau khi nhợn và trớ sữa thì trẻ còn có thể bị mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? Xử lý thế nào?

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn nguy hiểm không

Mẹ không nên chủ quan khi con bị nhợn ói, vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nhợn

Khi bé bị nhợn ói, mẹ có thể xử lý và chăm sóc trẻ sơ sinh như sau:

4.1. Cách xử lý ngay sau khi bé nhợn

Ngay sau khi bé bị nhợn, mẹ cần:

  • Nếu trẻ nôn ra sữa thì mẹ cho con nằm nghiêng sang một bên để tránh bị sặc dịch nhầy, sau đó lau sạch chất nôn ở mũi và miệng của con. 
  • Vỗ về, vuốt lưng và ngực của trẻ theo chiều từ trên xuống dưới để con cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế nhợn và nôn tiếp.
  • Rơ lưỡi, lau mặt và cổ của con, sau đó thay đồ mới cho trẻ để loại bỏ mùi khó chịu của dịch nôn.

Xem thêm: Gợi ý mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện

4.2. Cách chăm sóc sau khi bé nhợn

Khi trẻ sơ sinh hay bị nhợn, mẹ nên giữ ấm đầy đủ cho con để tránh vi khuẩn tấn công và gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Cụ thể, mẹ nên mặc áo giữ ấm, đeo bao tay, bao chân và đội mũ cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc những lúc ra ngoài. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ nhợn và nôn, mẹ cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ để bù nước, tránh tình trạng con bị mất nước. Theo đó, mẹ lưu ý cho trẻ bú đúng tư thế với phần đầu, thân và mông của con nằm trên một đường thẳng. Đồng thời, mẹ để bụng bé áp vào bụng mẹ và hỗ trợ con hướng mặt, mũi về phía ngực.

Xem thêm: Bỏ túi 8 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh & lưu ý nên biết

5. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Nếu trẻ thường bị nhợn, buồn nôn kèm theo các triệu chứng sau đây, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có giải pháp can thiệp kịp thời:

  • Nôn kéo dài trong 1 ngày.
  • Tiêu chảy, đầy hơi.
  • Có các dấu hiệu mất nước như đi tiểu ít, khô miệng,...
  • Lừ đừ, quấy khóc thường xuyên.
  • Sốt cao, đau bụng, cứng cổ.

Bé sơ sinh hay bị nhợn khi nào nên đi khám

Khi trẻ nhợn có kèm theo ói liên tục, lừ đừ, quấy khóc,... mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ.

6. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh hay bị nhợn

Để ngăn ngừa tình trạng bé sơ sinh thường xuyên bị nhợn, mẹ lưu ý:

  • Chỉ cho con bú khi trẻ đói và không ép con bú quá nhiều.
  • Cho con bú đúng tư thế với phần đầu gối cao.
  • Không cho trẻ nằm ngay sau khi bú no.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi cữ bú.
  • Tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ bằng các cách như cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời, đưa con đi tiêm phòng đúng lịch, để con tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đảm bảo con ngủ đủ giấc,… Với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng, dễ tiêu hóa giúp con hấp thu dinh dưỡng thuận lợi, từ đó củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên.

Xem thêm: 8 cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khỏe mạnh

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Sữa Glico ICREO Balance Milk - Nguồn dinh dưỡng cân bằng, gần gũi dành riêng cho bé phát triển khỏe mạnh

Glico ICREO Việt Nam tin rằng các phương pháp chăm sóc tự nhiên, gần gũi với mẹ có thể mang đến những lợi ích thiết thực cho trẻ. Trong đó có phương pháp da kề da đã thành công cứu sống 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Chỉ với 90 phút da chạm da cùng mẹ sau sinh đã giúp trẻ có được lợi thế sức khỏe khi vừa lọt lòng: Tiêu hóa khỏe và đề kháng vững vàng.

Hiểu rằng để giúp trẻ duy trì các lợi ích quý giá từ da kề da, dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cốt lõi. Vì thế, thương hiệu đã tạo ra sữa Glico ICREO Balance Milk được tinh chỉnh công thức cân bằng, chọn lọc từng thành phần êm dịu, hàm lượng phù hợp, vừa vặn với thể trạng của bé trong 1 năm đầu đời. 

Không chỉ vậy, cũng như da kề da, sản phẩm còn chứa 5 loại Nucleotides có thể kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG giúp trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên. Cùng với beta-carotene (tiền vitamin A) bảo vệ con tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, 5 loại Nucleotides còn có tác dụng hoàn thiện đường ruột, kết hợp với GOS và axit palmitic giúp con nhẹ bụng, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như trẻ nôn trớ, trẻ sơ sinh táo bón,... 

Thêm nữa, sữa Glico ICREO Balance Milk là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản giúp trí não bé thêm tinh anh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được nhiều mẹ tin chọn nhờ vào các ưu điểm khác như vị thanh nhạt giúp bé dễ làm quen, công nghệ khử muối độc quyền bảo vệ thận non của bé,...

Balance Milk cho trẻ êm bụng

Không chỉ có nguồn dinh dưỡng được cân chỉnh vừa vặn, sữa Glico ICREO Balance Milk còn bổ sung các thành phần thiết yếu giúp trẻ êm bụng, khỏe mạnh từ những ngày đầu.

Bên cạnh sữa Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn cho ra mắt các sản phẩm chất lượng khác hỗ trợ các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Mẹ tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nhợn. Khi thấy con có triệu chứng này, mẹ hãy bình tĩnh xử lý, theo dõi và chăm sóc con. Nếu có các dấu hiệu bất thường như nôn liên tục trong 1 ngày, sốt, tiêu chảy,... thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có giải pháp điều trị phù hợp nhé.

Tài liệu tham khảo:

1. Trần Hồ Trung Tín, Phòng Điều Dưỡng - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Những điều phụ huynh cần biết khi trẻ nôn trớ (Đã truy cập 14 04 2025).

2. BS. Chung Thị Mộng Thúy, Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ. Bé bị nhợn ói (Đã truy cập 14 04 2025).

3. BS Trần Thu Thủy. Trẻ thường xuyên nôn ói nếu có dấu hiệu này phải đưa ngay đến viện (Đã truy cập 14 04 2025).

Bài viết xem nhiều