Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi: Nguyên nhân, cách xử lý & phòng ngừa

Hiện tượng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi khá phổ biến trong những tháng đầu đời, nhưng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu không xử lý kịp thời. Vậy vì sao trẻ sơ sinh nôn thành vòi? Nên làm gì để xử lý, phòng ngừa tình trạng này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này, giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé an toàn và đúng cách.

1. Vì sao trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ọc sữa thành vòi ở trẻ sơ sinh:

1.1. Cơ vòng giữa thực quản và dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện

Hiện tượng ọc sữa thành vòi ở trẻ sơ sinh có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Cụ thể, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành. Bên cạnh đó, cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không siết chặt và tâm vị không đóng kín. Những điều này chính là lý do khiến sữa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và ọc ra ngoài.

Trẻ ọc sữa do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh nôn thành vòi có thể do cơ vòng giữa thực quản và dạ dày chưa phát triển hoàn thiện.

1.2. Trẻ bú sữa quá no

Kích thước dạ dày của trẻ khá nhỏ, nếu cho ăn sữa quá nhiều sẽ khiến cơ quan này bị quá tải dẫn đến ọc ra ngoài. Mặt khác, lượng sữa quá nhiều trong dạ dày sẽ khiến cơ vòng mở rộng hơn bình thường. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sữa trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra hiện tượng ọc thành vòi.

1.3. Trẻ bị bệnh liên quan hô hấp

Khi bị bệnh liên quan đến hô hấp, các cơ quan hô hấp và khí quản của trẻ bị kích thích dẫn đến triệu chứng ho. Nếu tình trạng ho kéo dài có thể tạo áp lực trong vùng bụng và dạ dày của trẻ. Điều này sẽ khiến cơ vòng giữa dạ dày và thực quản bị mở rộng hơn, từ đó sữa trào ngược lên thực quản rồi ọc ra thành vòi.

1.4. Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa

Tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi có thể là triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa như: 

  • Hẹp, phì đại môn vị: Đây là bệnh lý bẩm sinh ở khu vực nối liền giữa dạ dày với ruột non. Khi bị bệnh, cơ vòng của môn vị bị phì đại nên lượng sữa không thể di chuyển xuống ruột non mà bị giữ lại ở dạ dày. Nếu lượng sữa đưa vào dạ dày càng nhiều sẽ gây ra chèn ép và trào ngược lên thực quản dẫn đến hiện tượng ọc thành vòi.
  • Teo ruột: Bệnh lý này xảy ra khi các chất bị tắc nghẽn, không thể tiêu hóa bình thường tại phần ruột non và ruột già. Khi bị teo ruột, trẻ ọc sữa thành vòi kèm theo dịch vàng, xanh. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp các triệu chứng khác như bỏ bú, bụng phình to, chậm tiêu, đi ngoài phân su,...
  • Xoắn ruột: Đây là một dạng của tắc ruột thường xảy ra ở trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi. Khi bị xoắn ruột trẻ thường ọc sữa thành vòi kèm theo dịch vàng hoặc xanh, khóc dữ dội, mặt xanh tái, đau bụng, tiêu chảy máu,...

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đâu? Dấu hiệu & cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh nôn thành vòi do bệnh tiêu hóa

Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý đường tiêu hóa.

1.5. Não của trẻ bị tổn thương

Ngoài bệnh đường tiêu hóa, các tổn thương ở não như chấn thương đầu, thiếu máu não, viêm màng não cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa. Khi đó, trẻ không chỉ có triệu chứng ọc sữa thành vòi mà còn mệt mỏi, ngủ li bì, khóc thét, co giật.

2. Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi có sao không?

Nếu trẻ bị ọc sữa thành vòi trong khoảng thời gian ngắn và có thể cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà, mẹ không cần quá lo lắng. Đây có thể là do cấu tạo hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, và tình trạng này thường thuyên giảm khi trẻ lớn hơn.

Nhưng mẹ nên chú ý theo dõi, vì tình trạng ọc sữa thành vòi lặp lại thường xuyên sẽ khiến bé bị mất nước, mệt mỏi, khó ngủ, bỏ bú… Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và khiến trẻ tăng cân chậm.

Xem thêm: Trẻ hay nôn trớ: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

3. Nên xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh nôn thành vòi?

Khi thấy con có hiện tượng bị ọc sữa thành vòi, mẹ nên giữ bình tĩnh và xử trí đúng cách theo hướng dẫn sau:

  • Không bế xốc trẻ lên, thay vào đó mẹ hãy nghiêng người con sang bên trái rồi nâng lên nhẹ nhàng. Sau đó mẹ dùng khăn mềm sạch lau miệng cho trẻ.
  • Trường hợp trẻ ọc sữa ra mũi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh miệng và mũi cho con. Lưu ý, mẹ không dùng miệng để hút sữa trong mũi của con ra ngoài.

Nếu đã chăm sóc, xử trí đúng cách nhưng tình trạng không cải thiện kèm theo các dấu hiệu bất thường như ho, chảy nước mũi, sốt, phân có màu lạ,... mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách khắc phục phù hợp.

Xem thêm: Gợi ý mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

4. Cách giảm tình trạng ọc sữa thành vòi ở trẻ sơ sinh

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi, mẹ nên áp dụng những cách dưới đây:

4.1. Cho trẻ bú một lượng vừa đủ

Để giảm tình trạng bú quá no làm trẻ ọc sữa, mẹ chỉ nên cho con bú lượng sữa vừa đủ trong mỗi cữ. Cụ thể:

  • 1 ngày tuổi: 5 - 7ml sữa/cữ.
  • 3 ngày tuổi: 25ml sữa/cữ.
  • 7 ngày tuổi: 50ml sữa/cữ.
  • 10 ngày tuổi: 75ml sữa/cữ.
  • 1- 6 tháng: 10ml sữa/cữ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày mẹ nên cho bé bú nhiều cữ hơn. Tùy vào nhu cầu của bé mà mẹ có thể cho con bú khoảng 14 cữ trong ngày đầu, 10 cữ sau tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu.

Cho bé bú vừa đủ để tránh ọc sữa thành vòi

Mẹ chỉ nên cho trẻ bú lượng sữa vừa đủ để tránh tình trạng bú quá no dẫn đến ọc.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

4.2. Chú ý tư thế khi cho bú

Mẹ cần lựa chọn tư thế thoải mái để cho con bú và nhất khi trẻ bú lâu hoặc thường xuyên. Một số tư thế cho bé bú đúng mà mẹ có thể tham khảo như:

  • Tư thế ôm nôi: Mẹ ngồi thẳng lưng trên ghế có tựa hoặc ngồi trên giường lưng tựa vào một cái gối. Dùng cánh tay đỡ bé, trong đó khuỷu tay nâng đỡ đầu, cẳng tay ôm dọc thân người trẻ. Tư thế này không chỉ giúp mẹ thoải mái mà còn tránh trình trạng con nuốt nhiều khí vào dạ dày khi bú sữa.
  • Tư thế nằm nghiêng: Mẹ đặt đầu bé nằm lên cánh tay, nghiêng người hướng về mẹ. Đồng thời, bụng bé chạm bụng mẹ sao cho tai - vai - hong con thẳng hàng. Mẹ cuộn khăn hoặc mền lót phía lưng để hỗ trợ bé nằm nghiêng bú được dễ dàng, hạn chế nuốt khi vào dạ dày dẫn đến ọc.

4.3. Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau khi bú

Sau khi bú xong, mẹ nên giữ yên trẻ ở tư thế thẳng đứng trong khoảng 15 - 30 phút. Cách này sẽ giúp dạ dày của trẻ được ổn định, hạn chế tình trạng sữa trào ngược lên thực quản và ọc ra ngoài.

4.4. Thường xuyên vỗ ợ hơi cho bé

Vỗ ợ hơi là một cách giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng ọc sữa sau khi bú. Để vỗ ợ hơi cho con, mẹ nên bế con ở tư thế thẳng đứng và đặt đầu vào vai mẹ. Sau đó mẹ dùng tay xoa lưng trẻ theo hình tròn hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng theo hướng từ dưới lên. Đồng thời, mẹ đi bộ quanh phòng để giúp quá trình vỗ ợ hơi đạt hiệu quả tốt hơn.

4.5. Tránh để bé đùa giỡn nhiều sau bú no

Để giảm tình trạng trẻ bị ọc sữa thành vòi sau khi bú, mẹ tránh cho trẻ đùa giỡn các trò chơi hoạt động chân tay hoặc gây cười nhiều. Vì việc này có thể khiến trẻ bị ọc sữa lên mũi, tràn vào khí quản, phế quản làm cản trở quá trình quá trình hô hấp. Điều này có thể khiến trẻ hốt hoảng, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng, thở khò khè, thở rít, khó thở,...

Hạn chế tình trạng bé ọc sữa thành vòi sau bú

Sau khi bú sữa, mẹ nên bế trẻ đứng thẳng tránh cho trẻ đùa giỡn để hạn chế ọc sữa lên mũi.

4.6. Vệ sinh mũi họng của trẻ đúng cách

Với trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi thường xuyên, mẹ hãy chú ý vệ sinh mũi họng cho con. Cách này sẽ giúp làm sạch đường thở, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, từ đó cải thiện tình trạng ọc sữa hiệu quả. Để vệ sinh mũi họng cho trẻ sơ sinh mẹ làm theo hướng dẫn sau:

  • Trường hợp trẻ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng thì mẹ dùng khăn mềm lau rửa mũi.
  • Trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì mẹ nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Đợi một lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra.

Ngoài ra, với các trường hợp trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức, nếu thường xuyên gặp tình trạng ọc sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đổi loại sữa khác. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, nếu dùng sữa công thức không phù hợp sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng gây ọc sữa.

Vậy nên để cải thiện tình trạng ọc sữa, mẹ ưu tiên chọn sữa công thức có dinh dưỡng cân bằng - nghĩa là đúng chất, đủ lượng để không áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Glico ICREO Balance Milk - Như da kề da, cho con êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên

Trong suốt hơn 100 qua, Glico ICREO luôn nỗ lực kế thừa và tiếp nổi những lợi ích nuôi dưỡng bé tự nhiên các sản phẩm của mình, điển hình như da kề da. 

Da kề da là phương pháp đang được nhiều bệnh viện phụ sản tại Việt Nam và trên thế giới chú trọng áp dụng. Bởi trong khoảnh khắc da kề da đầu tiên, con yêu được tiếp xúc với hệ vi sinh vật từ mẹ, đặc biệt là Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp. hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tối ưu khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của con.

Đồng thời, cái ôm đầu tiên này còn kích thích cơ thể mẹ sản sinh kháng thể IgA, IgG để gửi đến con qua dòng sữa vàng, qua đó giúp bảo vệ niêm mạc ruột, củng cố hệ miễn dịch để giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp cho bé.

Glico ICREO Balance Milk - dòng sản phẩm được thiết kế dành cho các bé dưới 12 tháng, sẽ tiếp nối giá trị từ da kề da giúp con phát triển toàn diện từ ngày đầu tiên. Sữa bổ sung 5 loại Nucleotide giúp sản sinh kháng thể IgA và IgG, tăng cường hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch tự nhiên để chống lại các tác nhân gây bệnh vặt từ môi trường.

Kết hợp cùng chất xơ GOS hỗ trợ tăng sinh số lượng lợi khuẩn Bifidus và Axit Lactic giúp hệ tiêu hóa bé khỏe hơn; Axit Palmitic liên kết vị trí Beta (OPO) tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, nhẹ bụng và hạn chế tình trạng ọc sữa.

Glico ICREO Balance Milk công thức dinh dưỡng cân bằng, như da kề da giúp bé êm bụng khỏe sức.

Glico ICREO Balance Milk còn ‘ghi điểm’ bởi hương vị ngọt dịu; tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản duy nhất trên thị trường giúp trẻ có trí não tinh anh; ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền giúp giảm Natri dư thừa, hạn chế tích nước và loại bỏ khoáng chất dư thừa cho cơ thể con yêu.

>> Để khám phá thêm về Glico ICREO Balance Milk, mẹ truy cập TẠI ĐÂY.

(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi. Dù đây là một tình trạng phổ biến và hầu như bé nào cũng có thể gặp, nhưng mẹ vẫn cần biết xử lý đúng cách và chú ý nguyên nhân để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho con yêu nhé.

Nguồn tham khảo:

1. Bệnh viện 108. Trớ sữa và trào ngược thực quản (Đã truy cập 18 03 2025).

2. Tâm Anh Hospital. 9 cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả bạn có biết (Đã truy cập 18 03 2025).

Bài viết xem nhiều