1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè
Trước khi tìm hiểu cách xử trí, mẹ cần hiểu rõ lý do trẻ dễ sặc sữa và thở khò khè. Dưới đây là những tác nhân phổ biến nhất:
1.1. Chức năng nuốt và hít thở chưa phát triển hoàn chỉnh
Vì cơ họng của trẻ chưa hoàn chỉnh và đóng kín như người lớn nên sữa dễ trào ngược lên miệng, thậm chí sặc lên mũi. Điều này là nguyên do thường gặp nhất gây ra tình trạng trẻ bị sặc sữa lên mũi, thở khò khè.
1.2. Lượng sữa quá nhiều
Khi mới ti mẹ hoặc tập uống sữa bằng bình, bé chưa kiểm soát được lực hút nên lượng sữa và không khí nuốt vào bụng quá nhiều. Trong khi đó, cơ miệng và họng lại chưa thể phối hợp nhịp nhàng với nhau. Kết quả là sữa sặc lên mũi, miệng khiến bé khó thở.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi: Nguyên nhân, cách xử lý & phòng ngừa
Khi bú quá nhiều sữa, trẻ dễ bị nôn trớ do dạ dày nhỏ xíu, không thể chứa hết.
1.3. Tư thế bú sai
Mẹ đặt bé nằm/ngồi bú sữa không thoải mái sẽ làm sữa chảy ngược lên mũi thay vì đi thẳng xuống dạ dày. Hơn nữa, tư thế bú sai còn khiến mẹ dễ tắc sữa, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con.
1.4. Bị trào ngược dạ dày
Không chỉ đường thở, dạ dày của bé cũng chưa hoàn thiện. Trong đó, cơ vòng giữa thực quản với dạ dày còn yếu nên thức ăn dễ bị trào ngược ra ngoài khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè.
1.5. Viêm đường hô hấp
Hệ miễn dịch của trẻ rất yếu nên chưa thể chống lại các vi khuẩn/virus gây hại. Vì thế, khả năng mắc bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp rất cao. Và khi bị ốm, dịch nhầy trong mũi, họng liên tục tiết ra khiến trẻ nghẹt mũi, thở khò khè.
Song song, mỗi lần mũi nghẹt, bé sẽ chuyển sang thở bằng miệng, làm cho niêm mạc họng khô. Đây là yếu tố kích thích phản xạ nôn trong lúc bú sữa.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có sao không? Cha mẹ nên làm gì?
2. Trẻ bị sặc sữa lên mũi thở khò khè có sao không?
Khi bị sặc, sữa có thể chặn một phần đường thở khiến bé phát ra tiếng khò khè. Khi đó, cha mẹ nên thực hiện sơ cứu càng sớm càng tốt để trẻ cảm thấy thoải mái và tránh tình trạng trầm trọng hơn. Bước kế tiếp, phụ huynh hãy đưa con tới gặp bác sĩ và nhận hướng dẫn cách xử trí tiếp theo.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa có sao không?
3. Cha mẹ nên làm gì khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Các bước sơ cứu cho bé bị sặc sữa thở khò khè đúng chuẩn tại nhà là:
- Bước 1: Mẹ lấy dụng cụ chuyên dụng hút sạch sữa trong mũi con. Sau đó, mẹ dùng gạc y tế thấm nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng cho bé.
Mẹ sử dụng dụng cụ hút dịch chuyên dụng để lấy hết phần sữa sặc sót lại ở mũi.
- Bước 2: Sau khi gọi cấp cứu, mẹ đặt trẻ nằm úp trên cánh tay, trong khi mu bàn tay áp nhẹ vào ngực con. Tiếp theo, mẹ vỗ nhẹ lưng bé để đẩy hết sữa còn sót lại ra ngoài.
- Bước 3: Trường hợp vẫn chưa được, mẹ thực hiện thêm động tác ấn nhẹ ngực con. Cụ thể, mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên đùi mình, rồi lấy hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn 5 cái liên tục ở giữa 2 xương núm vú.
Xem thêm: Gợi ý mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện
4. Khi nào cần đưa con đến gặp bác sĩ?
Nếu trẻ sơ sinh ọc sữa kèm theo các biểu hiện bên dưới thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ xử lý kịp thời:
- Trẻ thở hổn hển.
- Bé khóc thét.
- Da bé xanh xao, dần chuyển sang tím tái.
- Trẻ ho sặc sụa.
- Sữa liên tục chảy ra từ mũi, miệng.
5. Cách hạn chế trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
Ọc sữa thường xuyên khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến chậm tăng cân. Đồng thời, tình trạng này còn ảnh hưởng đến tâm lý của bé, gây ra biếng ăn tâm lý. Vì đó, cha mẹ nên sớm áp dụng các cách phòng tránh bên dưới:
5.1. Thay đổi tư thế bú
Mẹ cần chú ý đến tư thế cho con uống sữa để thức ăn đi xuống dạ dày thuận lợi, không bị trào ngược. Trong đó, cách cho trẻ bú nên đáp ứng các tiêu chí như:
- Con cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất.
- Đầu và thân mình bé nằm trên một đường thẳng.
- Bụng trẻ áp sát bụng mẹ.
- Mặt bé quay vào ngực mẹ.
- Mặt và mũi con đối diện với núm vú.
- Tay mẹ nâng đỡ toàn bộ cơ thể con.
Đặt bé nằm bú đúng cách giúp ngăn chặn nguy cơ sữa trào ngược lên mũi, miệng hiệu quả.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
5.2. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Để tăng đề kháng tự nhiên cho bé trước các vi khuẩn/virus có hại, mẹ hãy vệ sinh khoang mũi con với nước muối sinh lý hàng ngày. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Mẹ đặt bé nằm thoải mái trên giường, đầu hơi nghiêng về một bên. Sau đó, mẹ nhỏ 1 - 2 giọt nước muối vào mũi trẻ, rồi đợi 1 - 2 phút để gỉ mũi mềm ra.
- Tiếp theo, mẹ lấy tăm bông sạch ngoáy nhẹ để lấy hết chất bẩn bên trong.
- Sau cùng, mẹ lấy một chiếc khăn bông mềm, ẩm lau nhẹ bên ngoài mũi.
5.3. Vỗ ợ cho trẻ sơ sinh sau khi bú
Không chỉ nằm bú đúng cách, mẹ đừng bỏ qua bước vỗ ợ hơi. Bởi lẽ, hành động này giúp loại bỏ hết không khí thừa ở dạ dày, từ đó phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè hiệu quả.
Cách làm không quá khó, mẹ chỉ cần bế con ở tư thế cằm tựa vào vai mình. Trong đó, một tay mẹ giữ người bé và tay còn lại vỗ lưng nhẹ nhàng đến khi nghe tiếng ợ.
Xem thêm: Nằm lòng cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z chuẩn nhất
5.4. Làm sạch mũi và miệng sau mỗi bữa ăn
Nhằm hạn chế bé hít phải sữa thừa sót lại ở khoang miệng, mẹ nên hỗ trợ con vệ sinh mũi, miệng sau bú. Cụ thể, sau khi bé bú no sữa, mẹ lấy một chiếc khăn bông mềm, thấm nước muối sinh lý và lau qua toàn bộ mũi, miệng của con nhẹ nhàng.
5.5. Điều chỉnh dòng chảy của sữa
Khi thấy trẻ bú sữa quá chậm hoặc quá nhanh, mẹ nên cho con tạm dừng một chút để ổn định lại tốc độ bú và lượng không khí đi vào dạ dày. Nhờ vậy, bé bớt nấc cụt, nôn trớ và tránh sặc sữa lên mũi hiệu quả.
Xem thêm: Bỏ túi 8 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh & lưu ý nên biết
Khi thấy con bú sữa quá nhanh hay quá chậm, mẹ nên để bé ngừng lại một chút, tránh bị sặc.
5.6. Tăng đề kháng cho bé
Nhằm hạn chế nguy cơ trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè do bệnh lý, mẹ cân nhắc áp dụng các cách giúp con cải thiện miễn dịch tự nhiên. Bao gồm đưa bé đi tiêm chủng đúng lịch, cho con ngủ đủ giấc, giữ môi trường sống sạch sẽ,...
Đặc biệt trong đó, với các trẻ đang sử dụng sữa công thức, mẹ không thể quên tìm sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cân đối, phù hợp độ tuổi và có bổ sung dưỡng chất tăng đề kháng.
Xem thêm: 8 cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khỏe mạnh
Glico ICREO Balance Milk nối tiếp lợi ích với miễn dịch & tiêu hóa của trẻ như da kề da
Theo đuổi triết lý nuôi con tự nhiên và cân bằng xuyên suốt 100 năm, Glico Việt Nam mang đến Glico ICREO Balance Milk, sở hữu công thức dinh dưỡng vẹn tròn, đủ chất - đúng lượng song song tiếp nối lợi ích của da kề da.
Chỉ một khoảnh khắc da mẹ kề cạnh da con, trẻ có hàng triệu lợi khuẩn đồng hành trên hành trình phát triển sắp tới (đặc biệt là Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp.). Đồng thời, hành động ấy còn kích thích cơ thể mẹ sản sinh kháng thể IgA, IgG và dễ dàng dành tặng con yêu qua dòng sữa mát lành. Nhờ thế, trẻ có “hàng rào” đề kháng, bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại. Hơn nữa, dưỡng chất này còn ổn định vi sinh đường ruột cho bé tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
Kế thừa và tiếp nối những giá trị của da kề da, Glico ICREO Balance Milk đã bổ sung 5 loại Nucleotides làm tăng độ cao lớp nhung mao và kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA, IgG. Kết hợp với chất chống oxy hóa beta-carotene (tiền vitamin A) giúp trẻ “nâng cấp” miễn dịch, ngừa vi khuẩn gây bệnh từ bên trong.
Thêm nữa, các “chiến binh” Nucleotides cũng hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn, cùng chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO). Qua đó, bé cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất và ngừa táo bón.
Đặc biệt, Glico ICREO Balance Milk sở hữu chiết xuất tía tô xanh Nhật Bản độc quyền, có tiền tố DHA để trẻ thông minh, nhạy bén. Cùng với đó, phải kể đến hương vị thanh nhạt và công nghệ khử muối giúp giảm natri, khoáng chất thừa cho bé dễ làm quen, uống ngon miệng mà thận non yếu không bị “quá tải”.
Glico ICREO Balance Milk sát cánh cùng mẹ nuôi dưỡng con tăng trưởng tối ưu, tự nhiên nhờ có hệ dinh dưỡng cân đối.
>> Bên cạnh các dưỡng chất kể trên, Glico ICREO Balance Milk còn chứa nhiều thành phần cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ 0 - 12 tháng. Mẹ có thể tìm hiểu thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
Tóm lại, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè dù đây là một trong những hiện tượng không quá hiếm gặp. Tốt nhất, phụ huynh nên lưu lại những kinh nghiệm sơ cứu kịp thời tại nhà trong bài viết để áp dụng nếu cần. Đồng thời, cha mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp.
Nguồn tham khảo:
1. Bệnh viện Tâm Anh. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý (Đã truy cập 14 04 2025).