Bật mí 12 bữa phụ cho bé 8 tháng dễ làm, ngon miệng đủ chất

Để bé 8 tháng phát triển toàn diện, ngoài sữa mẹ thì bữa phụ đóng vai trò quan trọng, cung cấp thêm năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Giai đoạn này, bé bắt đầu tập làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn, nên việc xây dựng thực đơn bữa phụ đa dạng và đủ chất là điều mà cha mẹ nào cũng quan tâm. Bài viết này sẽ gợi ý các món ăn bữa phụ cho bé 8 tháng thơm ngon, bổ dưỡng và dễ làm, mời mẹ xem ngay!

1. Nên làm bữa ăn phụ cho bé 8 tháng vào lúc mấy giờ?

Thời gian ăn bữa phụ của bé 8 tháng không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào bữa chính. Theo đó, bữa phụ sẽ ăn cách bữa chính ít nhất từ 1 - 1,5 tiếng.

Ví dụ: Nếu bé ăn bữa chính lúc 9h sáng, mẹ có thể cho con ăn bữa phụ vào khoảng 10h hoặc 10h30 sáng. Tương tự, nếu bữa chính là 15h, bữa phụ hợp lý sẽ là 16h hoặc 16h30. Điều này giúp bé có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn của bữa chính và luôn sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo.

Xem thêm: Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ và ăn mấy bữa một ngày?

2. Gợi ý cách làm bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi ăn ngon

Khám phá 12 gợi ý bữa phụ thơm ngon, đơn giản giúp bé 8 tháng ăn dặm thật vui:

2.1. Bánh flan

Bánh flan mềm mịn, béo ngậy là món ăn phụ lý tưởng cho bé 8 tháng tuổi. Với hai thành phần chính là trứng và sữa, bánh flan không chỉ dễ tiêu hoá mà còn cung cấp năng lượng và canxi cho bé.

Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà và 120ml sữa.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Hoà tan sữa với lòng đỏ trứng gà, đánh đều rồi cho vào rây lọc 2 lần để có được hỗn hợp mịn.

  • Bước 2: Cho hỗn hợp trứng sữa vào khuôn và để vào nồi hấp trong 7 - 10 phút.

  • Bước 3: Lấy bánh flan ra, chờ nguội là có thể cho bé thưởng thức.

Xem thêm: Bé 8 tháng ăn được gì? Gợi ý 8 thực đơn ăn dặm thơm ngon

Bánh flan bữa phụ cho bé 8 tháng

Bánh flan - món phụ ‘quốc dân’ vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa vừa cung cấp năng lượng và canxi dồi dào cho bé 8 tháng.

2.2. Bánh chuối yến mạch

Bánh chuối yến mạch là một trong các món bữa phụ cho bé 8 tháng mẹ nên vào bếp chế biến ngay. Món bánh này không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất từ chuối và yến mạch, giúp bé dễ tiêu hóa và tràn đầy năng lượng.

Nguyên liệu: 1 quả chuối, 20g bột yến mạch, 1 thìa mật ong, 150g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà và 1 ít dầu oliu.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch yến mạch rồi ngâm vào nước khoảng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

  • Bước 2: Bóc vỏ và thái chuối thành từng khoanh nhỏ. Đập trứng vào chén rồi đánh đều tay.

  • Bước 3: Sau đó, mẹ lăn chuối qua bột mì rồi đến trứng gà. Cuối cùng, mẹ lăn chuối vào bột mì một lần nữa.

  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu oliu vào. Khi dầu sôi thì mẹ cho chuối đã lăn bột vào chảo chiên.

  • Bước 5: Khi chuối vàng đều thì mẹ gấp chuối ra đĩa có giấy thấm dầu, chờ 5 - 10 phút cho món ăn nguội là có thể cho bé ăn.

2.3. Bánh khoai tây

Với ưu điểm mềm, dễ ăn, bánh khoai tây là một bữa ăn phụ cho bé 8 tháng lý tưởng. Món này cung cấp lượng tinh bột dồi dào cùng vitamin C, giúp bé có thêm năng lượng để vui chơi và khám phá.

Nguyên liệu: 3 - 4 củ khoai tây, 150g bột mì, 30ml sữa.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc khoai tây đến khi chín mềm. Sau đó, mẹ lấy khoai ra tô lớn rồi dùng muỗng nghiền nhuyễn.

  • Bước 2: Mẹ cho bột bắp vào tô lớn, thêm sữa rồi trộn đều. Tiếp đến, mẹ cho hỗn hợp vào tô khoai tây rồi tiếp tục trộn đều để tạo ra hỗn hợp mịn.

  • Bước 3: Mẹ rửa tay sạch rồi nắn khoai tây nghiền thành viên tròn vừa ăn. Bắc chảo lên bếp rồi cho vào ít dầu oliu. Khi dầu nóng, mẹ cho viên khoai tây vào chảo chiên chín vàng đều.

Xem thêm: Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân tốt, khỏe mạnh

Bánh khoai tây bữa ăn phụ cho bé 8 tháng

Bánh khoai tây mềm thơm, dễ ăn là gợi ý bữa phụ cho bé 8 tháng tuyệt vời!

2.4. Custard phô mai và chuối

Custard phô mai và chuối là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị ngọt của chuối, độ béo của phô mai và sự mềm mại của trứng. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp dồi dào protein, canxi và năng lượng cho bé 8 tháng.

Nguyên liệu: ½ quả chuối, 1 viên phô mai, 1 lòng đỏ trứng gà, ½ muỗng cà phê bột bắp, 50ml sữa.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ cho lòng đỏ trứng và bột bắp vào nồi, đánh đều đến khi hỗn hợp hòa quyện. Sau đó bắc nồi hỗn hợp lên bếp đun với nhỏ lửa.

  • Bước 2: Mẹ cho sữa từ từ vào nồi, kết hợp khuấy đều. Tiếp đến, cho chuối đã xay nhuyễn vào và khuấy đều tay đến khi hỗn hợp đặc sệt lại thì tắt bếp.

  • Bước 3: Lúc này, mẹ cho phô mai vào nồi và khuấy thật đều tay. Đợi custard phô mai và chuối nguội là có thể cho bé thưởng thức.

Xem thêm: Bật mí 15 thực phẩm ăn dặm cho bé đủ chất và khỏe mạnh

2.5. Trái cây dằm nhuyễn, thái hạt lựu…

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất (magie, kali,...) và chất xơ dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng, việc cho bé 8 tháng ăn bữa phụ với trái cây tươi giúp con làm quen với các vị tự nhiên và phát triển kỹ năng nhai nuốt.

  • Bơ: Mẹ có thể dằm nhuyễn bơ với sữa hoặc cắt miếng nhỏ (nếu bé đã biết nhai) để cho bé ăn trực tiếp.

  • Táo: Mẹ gọt vỏ táo và cho nồi hấp trong 15 - 20 phút. Sau đó, cho táo vào máy xay nhuyễn rồi trộn cùng sữa chua hoặc sữa để bé thưởng thức.

  • Đu đủ: Mẹ có thể cắt đu đủ thành lát nhỏ hoặc hạt lựu hay xay nhuyễn cho trẻ ăn.

  • Chuối: Mẹ có thể dằm nhuyễn hoặc cắt chuối thành khoanh tròn nhỏ để con cằm và nhai.

2.6. Sữa chua - bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi

Sữa chua là một lựa chọn bữa phụ lý tưởng cho bé 8 tháng tuổi. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, sữa chua còn cung cấp nhiều lợi khuẩn có ích, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Cách chế biến:

  • Cách 1: Mẹ có thể cho bé 8 tháng tuổi ăn trực tiếp sữa chua không đường.

  • Cách 2: Để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng, mẹ hãy trộn sữa chua cùng các loại trái cây nghiền nhỏ như chuối, đu đủ,...

Xem thêm: Mách mẹ cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hiệu quả

Sữa chua bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi

Sữa chua mát lạnh, thơm ngon sẽ là lựa chọn hoàn hảo bữa ăn phụ cho bé yêu 8 tháng.

2.7. Bữa ăn phụ cho bé 8 tháng tuổi từ các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, diêm mạch,... là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ và vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của bé. Đây là bữa phụ lý tưởng giúp bé không chỉ ăn ngon miệng mà còn có đủ năng lượng để vui chơi.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch các loại hạt, để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó, mẹ để bột ngũ cốc vào hũ thủy tinh sạch, đóng nắp kỹ.

  • Bước 2: Khi đến bữa phụ, mẹ bắc nồi nước lên bếp rồi cho khoảng 2 - 3 muỗng bột ngũ cốc vào. Sau đó, mẹ khuấy đều tay đến khi bột sánh lại thì tắt bếp, chờ nguội là có thể cho bé ăn.

Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu

2.8. Khoai lang làm bữa phụ cho bé 8 tháng

Khoai lang là một lựa chọn bữa phụ lành mạnh cho bé 8 tháng. Các món ăn từ khoai lang có vị ngọt tự nhiên, mềm rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Không chỉ vậy, khoai lang còn cung cấp nhiều chất xơ giúp bé đi ngoài dễ dàng; vitamin A tốt cho thị lực và hệ miễn dịch; khoáng chất như sắt, kali,... nâng cao sức khỏe tim mạch và hỗ trợ phát triển trí não.

Nguyên liệu: 1 củ khoai lang, 4 - 5 muỗng sữa

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ gọt vỏ khoai lang, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ. Sau đó, mẹ cho khoai lang vào nồi hấp trong khoảng 10 - 12 phút thì tắt bếp.

  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ cho khoai lang và sữa vào máy xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp mịn cho bé dễ ăn.

2.9. Pudding bí đỏ

Pudding bí đỏ là món ăn phụ hấp dẫn, thu hút bé bởi màu sắc bắt mắt và hương vị ngọt thanh tự nhiên. Không chỉ thơm ngon, bí đỏ còn rất giàu vitamin, chất xơ, sắt, kali,... có lợi cho sức khỏe của bé.

Nguyên liệu: 200g bí đỏ, 1 lòng đỏ trứng gà, 120ml sữa

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ. Sau đó, mẹ cho bí đỏ vào nồi hấp chín rồi nghiền thật nhuyễn.

  • Bước 2: Cho lòng đỏ trứng gà vào tô nhỏ và đánh tan. Sau đó, mẹ vừa cho sữa vào lòng đỏ trứng gà vừa khuấy đều tay.

  • Buớc 3: Lọc hỗn hợp trên qua rây để tạo kết cấu sánh mịn cho món ăn.

  • Bước 4: Cho bí đỏ nghiền nhuyễn vào hỗn hợp trứng sữa đã lọc rồi trộn đều. Tiếp theo, mẹ để hỗn hợp vào khuôn và đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút cho pudding chín và đông lại.

  • Bước 5: Khi pudding bí đỏ đã nguội, mẹ cho bé thưởng thức trong bữa phụ.

Xem thêm: TOP 10 loại thực phẩm giàu sắt cho bé dễ tìm mà mẹ nên biết

Pudding bí món ăn bữa phụ cho bé 8 tháng

Pudding bí đỏ dễ làm lại thơm ngon và giàu dinh dưỡng - là món ăn không thể thiếu trong thực đơn bữa phụ cho bé 8 tháng.

2.10. Khoai mật cốt dừa

Khoai mật cốt dừa là một món ăn bữa ăn phụ cho bé 8 tháng thơm ngon, béo ngậy và cực kỳ bổ dưỡng. Sự kết hợp giữa vị ngọt tự nhiên của khoai mật, cùng hương thơm béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên một món ăn hấp dẫn, dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng dồi dào cho bé yêu.

Nguyên liệu: ½ củ khoai lang, 20ml nước cốt dừa

Cách chế biến:

  • Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng mỏng. Sau đó, mẹ cho khoai vào nồi luộc chín rồi tán nhuyễn.

  • Bước 2: Chuẩn bị nồi, cho khoai nghiền và nước cốt dừa vào. Bắc nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy đều đến nguyên liệu hoà quyện với nhau. Nấu lửa nhỏ từ 5 - 10 phút thì tắt bếp, chờ nguội là có thể cho bé thưởng thức.

Xem thêm: Bé 9 tháng ăn được những gì? Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng

2.11. Sinh tố dâu tây, chuối

Sinh tố dâu tây và chuối là một lựa chọn bữa phụ tuyệt vời, mang đến sự mát lành và ngọt dịu tự nhiên, rất được lòng các bé. Món này không chỉ dễ uống, dễ tiêu hóa mà còn cung cấp lượng lớn chất xơ và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt.

Nguyên liệu: 1 quả chuối, 4 quả dâu tây, 120ml sữa

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuối bóc vỏ, cắt thành khoanh nhỏ. Dâu tây rửa sạch, để ráo nước rồi cắt miếng nhỏ.

  • Bước 2: Cho chuối và dâu tây vào máy xay sinh tố cùng sữa. Sau đó, mẹ bật công tắc để xay nhuyễn các nguyên liệu.

  • Bước 3: Để sinh tố ra ly rồi cho bé thưởng thức khi đến bữa phụ.

2.12. Bánh trứng hấp

Bánh trứng hấp là một món ăn phụ cho bé 8 tháng tuổi ăn ngon miệng nhờ kết cấu mềm mại, dễ nuốt và hương vị béo ngậy. Chưa kể, món bánh này còn cung cấp dồi dào protein và choline – những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ bé phát triển não bộ tối ưu.

Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà, 20g bột năng, 35g bột mì, 2g bột nở, 10ml sữa.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đánh tan lòng đỏ trứng gà với bơ, sau đó thêm sữa vào trộn đều. Tiếp đến mẹ cho toàn bộ hỗn hợp vào tô sứ chịu nhiệt.

  • Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho tô hỗn hợp vào hấp trong khoảng 15 phút. Lúc này, bạn hãy cắm tăm vào bánh để kiểm tra xem đã chín chưa. Nếu tăm rút ra sạch không dính nghĩa là bánh đã chín. Nếu còn dính, bạn cần hấp thêm một chút.

  • Bước 3: Khi bánh chín, mẹ lấy tô trứng hấp ra đợi nguội bớt thì cho bé ăn.

Xem thêm: Thực đơn cho bé 9 tháng ăn dặm đủ chất, tăng cân ổn định

Món trứng hấp bữa phụ cho bé 8 tháng

Bật mí cách làm bữa phụ cho bé 8 tháng với bánh trứng hấp để mẹ chế biến nhanh chóng cho con yêu thưởng thức.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

3. Lưu ý gì khi chế biến bữa ăn phụ cho bé 8 tháng tuổi?

Khi chế biến bữa ăn phụ cho trẻ 8 tháng tuổi, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

  • Cân bằng dinh dưỡng: Bữa phụ của bé cần được cân bằng đầy đủ 4 nhóm chất chính: chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

  • Đảm bảo lượng thức ăn trong bữa vừa phải: Bữa phụ đóng vai trò bổ sung, giúp bé không bị đói giữa các bữa chính. Nên mẹ chỉ cho bé ăn lượng vừa phải trong bữa phụ, tránh tình trạng con quá no ảnh hưởng đến khả năng ăn bữa chính.

  • Tránh cho trẻ ăn các món ăn phụ chế biến sẵn: Những loại món phụ chế biến sẵn thường kém lành mạnh, thiếu dinh dưỡng và có thể khiến bé tăng cân không kiểm soát. Nên mẹ hạn chế cho bé ăn các thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo ngọt, kem, xúc xích…

  • Không nên cho trẻ dùng món phụ để qua ngày: Mẹ không nên trữ bữa phụ mà chỉ nên cho bé ăn ngay trong ngày. Việc để thức ăn qua đêm có thể khiến chúng bị ôi thiu, dễ gây tiêu chảy và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

  • Vệ sinh cho bé sau khi ăn xong bữa phụ: Sau mỗi bữa ăn, cha mẹ nên vệ sinh tay và miệng của bé bằng nước sạch hoặc khăn giấy ướt chuyên dụng. Điều này giúp loại bỏ cặn thức ăn, tránh vi khuẩn phát triển và giữ vệ sinh cho bé.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng tuổi trong 1 tuần

Hơn hết mẹ đừng quên sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong giai đoạn 8 tháng tuổi. Vì thế mẹ vẫn nên bổ sung sữa đều đặn cho con hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết hỗ trợ quá trình phát triển. Với bé dùng sữa công thức, mẹ ưu tiên sản phẩm có dinh dưỡng cân bằng để tránh gây quá tải lên hệ tiêu hóa - nhất là trong giai đoạn ăn dặm bé dễ táo bón, đầy hơi… do đang làm quen với các loại thực phẩm mới.

Glico ICREO Balance Milk - ‘Món quà’ giúp bé yêu êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên

Với kinh nghiệm hơn 100 năm hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng trẻ em, Glico ICREO hiểu mỗi giai đoạn trẻ cần gì và có đặc điểm thế nào. Vì thế hãng không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện để mang đến Glico ICREO Balance Milk (dành cho bé dưới 12 tháng tuổi) - vừa sở hữu nguồn dinh dưỡng cân bằng, vừa tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da. Đây là phương pháp được thực hiện trong 90 phút sau sinh, cho trẻ nhận được nguồn lợi khuẩn tốt từ mẹ giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và hình thành miễn dịch vững vàng từ ngày đầu tiên.

Theo đó, Glico ICREO Balance Milk giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh, êm bụng và không táo bón nhờ sự góp mặt của 5 loại Nucleotides kết hợp chất xơ GOSAxit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO). Song song đó, sữa hỗ trợ tăng cường đề kháng và ‘gia cố’ hàng rào miễn dịch tự nhiên để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Điều này là nhờ kháng thể IgA và IgG trong cơ thể trẻ được kích thích sản sinh bởi 5 loại Nucleotides, kết hợp cùng beta-carotene (tiền vitamin A).

Chưa hết, Glico ICREO Balance Milk còn ghi điểm với nhiều tác dụng ưu việt như:

  • Hỗ trợ trẻ phát triển trí não tinh anh vì được bổ sung tiền tố DHA độc quyền từ nguồn gốc thực vật (dầu tía tô xanh Nhật Bản). Nguồn DHA này khi vào cơ thể sẽ tự chuyển hóa thành lượng vừa đủ cho trẻ dễ dàng hấp thu.
  • Vị sữa ngọt thanh tự nhiên hợp khẩu vị bé nhờ chỉ chứa lượng nhỏ đường lactose - loại đường tự nhiên có trong sữa mẹ.
  • Góp phần bảo vệ thận của bé bởi Glico ICREO Balance Milk ứng dụng công nghệ khử muối tiên tiến, giúp giảm đáng kể lượng natri và các khoáng chất thừa.

Bổ sung Balance Milk cho bé 8 tháng

Với Glico ICREO Balance Milk, mẹ yên tâm ‘nâng niu’ hệ tiêu hóa non nớt của bé bằng nguồn dinh dưỡng cân bằng, giúp con êm bụng và khỏe mạnh từ ngày đầu đời.

>> Bên cạnh sữa Glico ICREO Balance Milk, thương hiệu còn ra mắt các sản phẩm khác phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Mẹ tìm hiểu chi tiết từng sản phẩm sữa chất lượng cho bé TẠI ĐÂY nhé.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

4. Câu hỏi thường gặp

Ngoài những thông tin trên, cha mẹ có thể còn nhiều thắc mắc khác liên quan đến bữa phụ cho bé 8 tháng như:

4.1. Bé 8 tháng không chịu ăn bữa phụ phải làm sao?

Khi gặp trường hợp này, mẹ hãy ngồi ăn cùng con để tạo bầu không khí vui vẻ và thoải mái, giúp bé cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống. Ngoài ra, việc làm đồ ăn phụ nhiều màu sắc và trang trí bắt mắt cũng là một cách tuyệt vời để khơi dậy sự tò mò và hứng thú của bé đối với món ăn.

4.2. Bữa phụ của bé 8 tháng nên làm món nào ăn giải nhiệt?

Khi bé 8 tháng cần giải nhiệt, mẹ có thể chọn các món bữa phụ thanh mát, dễ ăn và nhiều nước. Một số gợi ý mẹ có thể tham khảo như rau câu, sữa chua trái cây, pudding dưa hấu, sinh tố dưa lưới, sinh tố bơ kèm phô mai,...

Hy vọng với gợi ý cách làm bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi cùng những lưu ý quan trọng trên, cha mẹ sẽ tự tin hơn trong hành trình ăn dặm của con yêu. Hãy luôn lắng nghe và quan sát bé để điều chỉnh thực đơn phù hợp nhất, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh và có những bữa ăn thật vui vẻ nhé!

Nguồn tham khảo:

1. ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng. Cách làm bữa phụ cho bé tăng cân, cao khỏe và phát triển toàn diện (Đã truy cập 10 06 2025).

Bài viết xem nhiều