Điểm danh các loại rau làm mất sữa mẹ cho con bú nên tránh

Rau củ là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Tuy nhiên, có một số loại rau củ nếu ăn không đúng cách sẽ làm mất sữa. Mẹ hãy cùng điểm qua các loại rau làm mất sữa trong bài viết dưới đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng sau sinh phù hợp nhé.

1. 10 loại rau củ làm mất sữa mẹ nên hạn chế tiêu thụ

Dưới đây là các loại rau củ quả gây mất sữa mẹ nên hạn chế ăn để tránh mất sữa sau sinh:

1.1. Bạc hà

Nếu sử dụng bạc hà thường xuyên sẽ làm giảm lượng sữa, lâu dần gây mất sữa ở mẹ bỉm. Ngoài ra, bạc hà còn khiến mùi vị sữa thay đổi, có thể làm cho trẻ chán hoặc bỏ bú. Việc bé bỏ bú kéo dài cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến mẹ bỉm mất sữa. Do đó, mẹ đang cho con bú nên tránh dùng các thực phẩm từ bạc hà như trà bạc hà, siro bạc hà, kẹo bạc hà,...

1.2. Mùi tây và mùi ta

Rau mùi tây và mùi ta không trực tiếp gây mất sữa nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tiết sữa. Cụ thể, hai loại rau này có mùi thơm đặc trưng có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ, khiến trẻ chán hoặc bỏ bú. Việc bỏ bú này nếu kéo dài không những ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ mà còn khiến sữa mẹ tiết ra ít hơn, thậm chí mất sữa.

Xem thêm: Những loại trái cây mẹ sau sinh không nên ăn & lưu ý cần biết

Rau mùi tây và mùi ta làm mất sữa

Mùi tây không chỉ thay đổi hương vị mà còn làm giảm hoặc mất sữa mẹ.

1.3. Bắp cải

Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, ăn vào dễ bị lạnh bụng, đau bụng và ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa cho bé bú. Không những vậy, ăn quá nhiều bắp cải còn có thể làm cơ thể mẹ bị mất sữa. Vậy nên mẹ nên cân nhắc khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

1.4. Lá lốt

Lá lốt là một trong các loại rau làm mất sữa, mẹ nên tránh tiêu thụ khi đang cho con bú. Vì lá lốt tác động trực tiếp đến việc tiết hormone prolactin (đóng vai trò chính trong việc sản xuất sữa mẹ) từ đó làm giảm và loãng sữa mẹ. Bên cạnh đó, lá lốt có tính nóng, không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh.

Xem thêm: 11 loại trái cây lợi sữa cho mẹ sau sinh, gọi sữa về nhiều

1.5. Rau răm

Theo Đông y, rau răm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và bổ huyết cho nữ giới. Nhưng với phụ nữ sau sinh đang cho con bú thì rau răm có thể gây mất sữa cần hạn chế tiêu thụ. Việc ăn rau răm thường xuyên hoặc với số lượng lớn có thể khiến mẹ không tiết đủ lượng sữa cho con bú.

Rau răm gây mất sữa mẹ

Ăn rau răm quá nhiều có thể khiến mẹ không tiết đủ lượng sữa cho con bú.

1.6. Rau diếp cá

Với phụ nữ đang cho con bú, việc ăn rau diếp cá có thể gây đau bụng, tiêu chảy, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Khi sức khỏe không đảm bảo, cơ thể mẹ không thể tiết ra đủ sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Xem thêm: 5 loại ngũ cốc lợi sữa cho mẹ sau sinh và lưu ý khi dùng

1.7. Rau đắng

Rau đắng có tính mát nên nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ đang cho con bú không nên ăn nhiều. Vì phụ nữ sau sinh nếu thường xuyên ăn đồ có tính lạnh sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề như đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy,... Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa, đồng thời cũng dễ khiến trẻ bị đau bụng, khó tiêu.

1.8. Khổ qua

Khổ qua cũng là một trong các loại rau củ làm mất sữa mà mẹ sau sinh cần hạn chế hoặc tránh ăn. Bởi khổ qua có tính hàn sẽ tác động tiêu cực đến quá trình tiết sữa của mẹ bỉm. Không những thế, khi ăn khổ qua mùi vị sữa mẹ cũng bị thay đổi khiến trẻ chán hoặc bỏ bú. Điều này cũng gián tiếp gây giảm tiết sữa, thậm chí dẫn đến mất sữa mẹ.

Xem thêm: Tổng hợp các thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh gọi sữa về nhiều

Khổ qua gây mất sữa mẹ

Ăn mướp đắng có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ.

1.9. Măng

Măng cũng thuộc danh sách các loại rau làm mất sữa mà mẹ bỉm cần hạn chế ăn. Bởi trong măng chứa lượng lớn HCN - chất có thể gây giảm tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Do đó, mẹ nên hạn chế hoặc chỉ nên ăn lượng măng nhỏ để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Xem thêm: Bật mí 10+ mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa, con thoải mái ti

1.10. Cần tây

Cần tây là thực phẩm giàu chất xơ, ít calo, chứa nhiều folate, kali, vitamin A, B, C và molypden tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, cần tây có thể làm giảm hoặc mất sữa mẹ. Do đó, để trẻ nhận được nguồn sữa mẹ đủ và chất lượng thì mẹ chỉ nên uống một lượng nhỏ cần tây trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh.

2. Lỡ ăn các loại rau củ quả gây mất sữa có sao không?

Nếu chỉ ăn các loại rau củ làm mất sữa với lượng vừa phải thì không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Mẹ không cần lo lắng khi bé vẫn bú đủ cữ và không có dấu hiệu bỏ ti.

Thay vào đó, mẹ nên tìm cách làm tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ. Bởi sữa mẹ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác chế độ dinh dưỡng hàng ngày; tâm trạng và cảm xúc của mẹ; tần suất bé bú sữa mỗi ngày.

Xem thêm: 10 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất & cách tăng dưỡng chất hiệu quả

3. Gợi ý cách giúp mẹ đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho bé

Để có nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng, mẹ bỉm có thể áp dụng các cách dưới đây:

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bữa ăn của mẹ nên đầy đủ các nhóm chất từ đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ đến vitamin và khoáng chất. Điều này giúp cơ thể mẹ có đủ dưỡng chất và năng lượng để tiết sữa cho con. Trong thực đơn hàng ngày, ngoài tránh ăn các loại rau làm mất sữa mẹ nên bổ sung:

  • Rau ngót: Rau ngót giàu vitamin A, B, C, sắt, canxi,... nên có khả năng nhuận tràng và tăng tiết sữa hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất papaverin trong rau ngót có thể kích thích co bóp tử cung để đẩy sản dịch ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Rau mồng tơi: Các thành phần vitamin A, B3, sắt, chất chống oxy hóa saponin,... trong rau mồng tơi giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng tiết sữa. 
  • Thì là: Thì là có chứa các hợp chất như anethole, photoanethole, dianethole có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh các hormone estrogen và prolactin. Đây là hai hormone có tác dụng tăng tiết sữa mẹ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa? Gợi ý 15 thực phẩm lợi sữa cho mẹ bỉm

Ngoài ra, mẹ cần tránh một số thực phẩm gây mất sữa khác như:

  • Thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, socola,...
  • Đồ uống có ga và cồn như rượu, bia.
  • Thức ăn nhanh, chiên rán, cay nóng.
  • Các loại trái cây gây mất sữa như cam, quýt, quả vải, đào, ổi, nhãn,...

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ để tránh mất sữa

Mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, khoa học để sữa tiết dồi dào và chất lượng.

3.2. Nên cho bé bú thường xuyên

Trẻ bú nhiều kích thích cơ thể mẹ giải phóng hormone oxytocin và prolactin, thúc đẩy phản xạ tiết sữa. Điều này có nghĩa là nếu cho bé bú thường xuyên thì cơ thể mẹ bỉm sẽ càng sản xuất nhiều sữa. Vậy nên, mẹ hãy cho con bú khoảng 8 - 12 lần/ngày và để con tự ngừng bú khi đã no.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

3.3. Hút sữa giữa các cữ cho con bú

Mẹ có thể kích thích cơ thể tiết sữa bằng cách hút sữa giữa các lần cho con bú. Theo đó, mẹ bỉm có thể hút sữa khi:

  • Ngực vẫn còn sữa sau khi con bú.
  • Bé bỏ lỡ một cữ bú trong ngày.
  • Bé không bú sữa mẹ trực tiếp mà dùng bình.

Mách nhỏ: Để quá trình hút sữa thoải mái và dễ dàng, mẹ bỉm có thể làm ấm ngực trước khi hút sữa.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Glico ICREO Balance Milk - Nguồn dinh dưỡng cân bằng, giúp con êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên 

Trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể bổ sung thêm cho con Glico ICREO Balance Milk. Sản phẩm được Glico ICREO - nhãn hiệu sữa dinh dưỡng nổi tiếng tại Nhật Bản, nghiên cứu riêng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi với hệ dinh dưỡng cân bằng, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện mà không gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa non nớt.

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng cân bằng, món quà dinh dưỡng quý giá này còn được phát triển để tiếp nối lợi ích quý giá từ phương pháp da kề da. Ngay từ lúc da kề da với mẹ, con không chỉ cảm nhận được tình yêu mà còn được “truyền” vi khuẩn có lợi – đặc biệt là Bifidobacterium spp. & Lactobacillus spp. – giúp hình thành hệ vi sinh đa dạng, hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng hiệu quả hơn.

Theo đó, nguồn dinh dưỡng của Glico ICREO Balance Milk được bổ sung các dưỡng chất ‘vàng’ như:

  • 5 loại Nucleotides giúp tăng độ cao lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện đường ruột cho con tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt. Bên cạnh đó, Nucleotides còn giúp kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG, kết hợp với beta-carotene (tiền vitamin A). Nhờ vậy bảo vệ trẻ toàn diện trước các tác nhân gây bệnh để có điều kiện phát triển tốt, ít bệnh vặt.
  • Chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) cho bé tiêu hóa dễ dàng, nhẹ bụng và không táo bón.
  • Sản phẩm còn độc quyền chứa tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản. Nhờ có nguồn gốc từ thực vật lành tính nên không chỉ giúp trẻ dễ dàng hấp thu để phát triển trí não tinh anh, mà còn giữ được vị sữa thơm ngon, hợp khẩu vị của con yêu.

Hơn nữa, sản phẩm còn có hương vị thanh dịu từ đường tự nhiên nên trẻ dễ làm quen và uống ngon miệng. Đồng thời, sữa còn ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền để làm giảm lượng Natri thừa, qua đó giảm áp lực lên thận non yếu của trẻ.

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

Balance Milk bổ sung dưỡng chất cho bé

Nguồn dinh dưỡng cân bằng Glico ICREO Balance Milk cùng mẹ nâng niu hệ tiêu hóa non nớt, giúp con yêu êm bụng - tiêu hóa tốt để phát triển khỏe mạnh.

>> Để khám phá thêm về Glico ICREO Balance Milk và các sản phẩm khác của Glico ICREO, mời mẹ truy cập TẠI ĐÂY.

4. Các thắc mắc khác về các loại rau làm mất sữa

Dưới đây là các thắc mắc khác liên quan đến các loại rau củ làm mất sữa. Mẹ hãy tham khảo để ‘bỏ túi’ kiến thức hữu ích khác:

4.1. Cải bó xôi có làm mất sữa không?

Cải bó xôi không phải là thực phẩm làm giảm hay mất sữa mẹ. Ngược lại, loại rau này còn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là folate - thành phần tốt cho não bộ của trẻ, đồng thời giúp mẹ tiết sữa nhanh và nhiều hơn.

4.2. Rau cần có làm mất sữa không?

Cần tây có thể làm mất sữa mẹ nếu ăn quá nhiều hoặc thường xuyên trong thời gian dài. Do đó, để sữa mẹ luôn dồi dào, trong khoảng 6 tháng đầu sản phụ chỉ nên ăn rau cần với lượng vừa phải.

4.3. Mẹ cho con bú ăn rau cải có bị mất sữa không?

Việc ăn rau cải có bị mất sữa không còn tùy vào loại rau cụ thể. Nếu ăn bắp cải với lượng quá nhiều sẽ giảm hoặc mất tiết sữa. Còn bổ sung các loại cải khác như cải xanh, cải cúc, cải xoong thì không gây mất sữa mà lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Ví dụ, cải cúc giàu axit chlorogenic, carotene, flavonoid, các vitamin và kali… mang đến tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, phòng bệnh sỏi thận, đầy hơi và giảm mật độ xương.

Xem thêm: Bà đẻ ăn được quả gì? TOP 10 loại trái cây tốt cho mẹ nuôi con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần hạn chế tiêu thụ các loại rau làm mất sữa, đồng thời áp dụng các mẹo kích thích tiết sữa được bật mí trong bài viết trên. Những cách này sẽ hỗ trợ cơ thể mẹ bỉm tiết sữa nhanh và nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con.

Nguồn tham khảo:

1. TS-BS Huỳnh Kim Dung _ hellobacsi. Các loại rau làm mất sữa mẹ đang cho con bú nên tránh xa (Đã truy cập 07 05 2025).

2. TS-BS Nguyễn Như Thu Trúc. Sữa mẹ được "sản xuất" như thế nào (Đã truy cập 07 05 2025).

Bài viết xem nhiều