Màu phân trẻ sơ sinh: Ý nghĩa và các dấu hiệu bất thường

Nhiều mẹ lần đầu chăm con nhỏ băn khoăn không biết màu phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường và khi nào cho thấy con đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ đừng lo lắng nhé, bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các màu phân của trẻ sơ sinh giúp mẹ an tâm hơn khi đồng hành cùng bé yêu. Cùng tham khảo ngay!

1. Vì sao cha mẹ cần chú ý màu sắc phân của trẻ sơ sinh?

Mỗi sự thay đổi về màu sắc cũng như mùi, kết cấu của phân trẻ sơ sinh đều là một “tín hiệu” từ cơ thể của con. Thông qua đó, mẹ có thể theo dõi sức khỏe của bé sát sao hơn, cũng như kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường mà con có thể gặp phải.

2. Ý nghĩa của các màu phân bé sơ sinh phổ biến

Sau đây là ý nghĩa của một số màu phân thường thấy ở trẻ sơ sinh, mẹ cùng tham khảo nhé:

2.1. Phân màu đen hoặc xanh đen

Khoảng 2-3 ngày sau sinh, bé thường đi ngoài phân su có màu đen hoặc xanh đen, đặc dính và không có mùi hôi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường chứng tỏ hệ tiêu hóa của con đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nếu sau đó khoảng 5 ngày, màu sắc phân của trẻ chưa thay đổi hoặc kèm chất nhầy, máu thì mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

Màu phân trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường đi phân su có màu đen hoặc xanh đen sau khi chào đời.

2.2. Phân màu vàng đậm

Phân màu vàng đậm (vàng mù tạt), có dạng lỏng và hơi lợn cợn hạt là dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt phổ biến ở những bé uống sữa mẹ. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi trẻ đã đào thải hết phân su và bắt đầu hấp thụ những giọt sữa mẹ đầu đời.

2.3. Phân màu vàng sáng

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường là vàng sáng hoặc vàng nâu. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy phân có màu này kèm theo bọt nhiều hơn bình thường thì có khả năng con bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa, bất dung nạp lactose,...

2.4. Phân màu cam

Đây là màu sắc phân bình thường ở trẻ uống sữa công thức. Nếu trẻ bú mẹ đi ngoài phân màu cam thì nguyên nhân có thể là do chế độ ăn của mẹ. Khi mẹ ăn nhiều thực phẩm có sắc tố cam như bí đỏ, cà rốt, khoai lang,… có thể khiến phân của con có màu tương tự.

2.5. Phân màu nâu

Màu phân trẻ sơ sinh chuyển sang nâu xuất hiện ở cả trẻ bú mẹ và bé dùng sữa công thức. Đây là dấu hiệu bình thường khi hệ tiêu hóa của con đã làm quen với nguồn sữa. Trong một số trường hợp, phân của con sẽ chuyển sang màu nâu lục nhạt. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng nếu con vẫn bú ngoan, ngủ tốt và có sức khỏe ổn định.

2.6. Phân màu đỏ

Trẻ sơ sinh đi phân màu đỏ tươi thì nhiều khả năng con đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm ruột hoại tử, xoắn ruột,... Trường hợp phân của trẻ lỏng, có vệt máu thì nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh lý về máu. Ngoài ra, phân cứng có dính máu thường xuất hiện khi bé bị táo bón, phải rặn nhiều, dẫn đến nứt hậu môn.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh

Phân của bé màu đỏ hoặc có vệt máu là dấu hiệu con đang gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý về máu.

2.7. Phân màu xanh lá

Trẻ đi ngoài phân màu xanh lá kèm theo nhiều bọt và mùi chua có thể là dấu hiệu bé bị quá tải đường lactose. Hiện tượng này thường xảy ra do trẻ uống nhiều sữa đầu từ bầu ngực của mẹ, hoặc lượng sữa từ bình tiết ra quá nhanh,.. khiến con hấp thụ nhiều đường lactose hơn mức cần thiết. Bên cạnh đó, màu phân bé sơ sinh chuyển xanh lá cũng có thể xuất hiện nếu mẹ cho bé bú đang sử dụng thuốc hoặc ăn nhiều thực phẩm có màu xanh như rau cải, rau chân vịt,...

Với trẻ bú sữa công thức, việc đi tiêu phân xanh lá nhiều khả năng là biểu hiện cho thấy bé không dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò hoặc. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu con gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một thành phần nào đó trong sữa.

2.8. Phân màu trắng hoặc xám trắng

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh chuyển sang trắng hoặc xám trắng thì có thể là triệu chứng con đang có vấn đề về tiêu hóa hoặc liên quan đến bệnh lý về gan hoặc túi mật. Khi thấy triệu chứng này ở bé, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được điều trị nhé.

3. Màu phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường và bất thường?

Để phân biệt màu phân của trẻ sơ sinh bình thường và bất thường, mời mẹ tham khảo nội dung sau đây nhé:

3.1. Màu phân bình thường của trẻ sơ sinh

Khi bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ thường đi ngoài phân vàng sáng hoặc vàng mù tạt với tần suất tầm 4-6 lần mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể thấy phân của con có dạng lỏng, hơi lợn cợn hạt và nặng mùi.

Trường hợp uống sữa công thức, phân của trẻ có vàng nhạt hoặc vàng nâu. So với bé bú mẹ, trẻ đi ngoài dạng đặc với lượng nhiều và có mùi nồng hơn. Về tần suất, con đi ngoài khoảng 1-4 lần trong ngày.

Màu phân bình thường của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường đi phân màu vàng đậm hơn bé bú mẹ.

3.2. Màu sắc phân trẻ sơ sinh cho thấy sự bất thường

Sau đây là các màu sắc phân bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý:

  • Tiêu chảy: Màu phân của bé sơ sinh bị tiêu chảy thường là vàng tươi, có dạng lỏng và chứa nhiều nước. Ngoài ra, trẻ đại tiện nhiều hơn bình thường kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, sụt cân, tiểu ít,...
  • Táo bón: Trẻ sơ sinh bị táo bón đi ngoài phân màu xanh đen, cứng khô hoặc có dạng viên nhỏ, nhiều trường hợp dính máu do nứt hậu môn. Lúc này, trẻ đi ngoài ít đi (1-2 ngày/lần hoặc dưới 3 lần/tuần), kèm theo các dấu hiệu khác như rặn đỏ mặt, quấy khóc, bụng phình to, xì hơi nặng mùi.
  • Không dung nạp đường lactose: Phân của trẻ sơ sinh bị bất dung nạp đường lactose thường có màu xanh lá, dạng lỏng kèm theo mùi chua. Ngoài ra, sau khi uống sữa, trẻ thường có những triệu chứng như đầy hơi, nôn trớ,...
  • Phân sống: Phân sống ở trẻ sơ sinh màu vàng hoặc hơi ngả sang xanh, kết cấu sệt dính hoặc rắn và có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết. Đây có thể là dấu hiệu bình thường bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện để xử lý hiệu quả lượng sữa trẻ uống vào. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống là biểu hiện con đang gặp một số vấn đề như hội chứng ruột kích thích, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột,... Đặc biệt, nếu triệu chứng này kèm theo đau bụng, lờ đờ,... thì cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám.

Màu phân bé sơ sinh bất thường

Trẻ gặp các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột,... có thể đi ngoài phân sống.

  • Các bệnh lý khác: Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh đi phân màu rất nhạt thì có thể con đang mắc bệnh vàng da. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý khi phân của con có màu xanh đen, dạng lỏng, dính nhầy hoặc máu - đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng ruột.

4. Cha mẹ nên làm gì khi nhận thấy màu phân trẻ sơ sinh bất thường?

Khi thấy màu phân của bé sơ sinh có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần xử lý như sau:

  • Cho con uống đủ sữa theo nhu cầu để bổ sung nước, dưỡng chất và năng lượng cần thiết giúp trẻ mau hồi phục.
  • Chia thành nhiều cữ bú để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa của con.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ sử dụng dung dịch bù nước trong trường hợp con đi ngoài nhiều gây mất nước.
  • Bổ sung men vi sinh cho bé gặp các vấn đề về tiêu hóa (đi ngoài phân lỏng, khó tiêu,...) theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ cho con bú nên có chế độ ăn có nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các món nhiều dầu mỡ để tạo nguồn sữa dễ tiêu hóa cho con.
  • Nếu trẻ uống sữa công thức đi phân không đẹp, gặp các vấn đề về tiêu hóa, mẹ nên cân nhắc đổi sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng. Điều này sẽ hỗ trợ con tiêu hóa dễ dàng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Thay tã thường xuyên để tránh hình thành vi khuẩn tấn công cơ thể con. Ngoài ra, có thể sử dụng kem ngăn ngừa hăm tã cho trẻ (tham khảo ý kiến của bác sĩ).

Làm gì khi màu phân trẻ sơ sinh bất thường

Mẹ nên thay tã thường xuyên để giữ cho vùng mông của bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, từ đó hạn chế nguy cơ hăm tã và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

5. Cách giúp màu sắc phân của trẻ sơ sinh đẹp và con luôn êm bụng

Để cải thiện màu sắc phân trẻ sơ sinh, giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động êm mượt hơn, mẹ có thể áp dụng các giải pháp sau đây:

  • Ưu tiên cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời và cố gắng duy trì đến 24 tháng nếu có thể. Trường hợp mẹ không đủ sữa thì nên chọn sữa công thức có dinh dưỡng cân bằng, êm dịu với hệ tiêu hóa của con.

Sữa Glico ICREO Balance Milk - Nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp con êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu

Với mong muốn bảo vệ và nuôi dưỡng “chiếc bụng nhỏ” của trẻ trong 1 năm đầu đời, Glico ICREO đã tạo ra sữa Glico ICREO Balance Milk. Sản phẩm sở hữu nguồn dinh dưỡng cân bằng, vừa vặn với hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt của con. Đây còn là điều cốt lõi ở sản phẩm giúp duy trì những lợi ích quý giá của da kề da đối với trẻ: tiêu hóa khỏe cùng dinh dưỡng cân bằng.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Tin chọn Glico ICREO Balance Milk, mẹ an tâm con ít bị táo bón, đồng thời hấp thu dinh dưỡng tốt nhờ có 5 loại Nucleotides làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột. Ngoài ra, sữa còn bổ sung chất xơ GOSaxit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) giúp trẻ tiêu hóa khỏe hơn, hạn chế rối loạn tiêu hóa.

Đồng thời, sữa bổ sung tiền DHA độc quyền có chiết xuất từ dầu hạt tía tô Nhật Bản. Điểm nổi bật của thành phần này là có nguồn gốc thực vật lành tính giúp trẻ hấp thu dễ dàng, không bị nặng bụng. Từ đó chuyển thành lượng DHA vừa đủ với nhu cầu để giúp trẻ phát triển trí não tinh anh. 

Không chỉ giúp trẻ êm bụng, sữa Glico ICREO Balance Milk còn hỗ trợ củng cố hàng rào đề kháng bởi 5 loại Nucleotides giúp kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể IgG và IgA. Cùng với beta-carotene (tiền vitamin A) có nhiều trong sữa non bảo vệ con khỏi các vi khuẩn gây bệnh từ bên trong. 

Ngoài ra, sản phẩm còn bảo vệ thận non của trẻ vì ứng dụng công nghệ khử muối. Không những vậy, sữa còn có vị nhạt nhất trong các loại sữa hiện nay do chỉ dùng đường lactose - đường tự nhiên có trong nguồn sữa non, mang đến hương vị quen thuộc cho bé không bỏ bú mẹ.

Balance Milk giúp bé êm bụng khỏe sức

Sữa Glico ICREO Balance Milk cùng mẹ trao cho con nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp bé thêm êm nhẹ bụng để vui khỏe, hạnh phúc hơn mỗi ngày.

>> Mẹ có thể dễ dàng đặt hàng sữa Glico ICREO Balance Milk TẠI ĐÂY hoặc tìm mua sản phẩm tại Concung cũng như các cửa hàng Mẹ&Bé trên toàn quốc.

  • Việc bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ cần có chỉ định từ bác sĩ.
  • Nên rửa tay, lau sạch núm vú trước khi cho con bú, đồng thời vệ sinh các dụng cụ pha sữa và vật dụng cá nhân của bé,... Nhờ đó bảo vệ hệ tiêu hóa của con khỏi nguy cơ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

6. Câu hỏi thường gặp

Về các băn khoăn thường gặp về màu phân trẻ sơ sinh, mẹ có thể tìm hiểu lời giải đáp như sau:

6.1 Màu phân của bé 2 tháng tuổi thay đổi như thế nào?

Phân của trẻ 2 tháng tuổi không có quá nhiều sự thay đổi so với giai đoạn trước. Bởi lúc này bé vẫn bú sữa là chủ yếu. Cụ thể, con thường đi phân màu vàng nhạt (với trẻ bú mẹ) hoặc vàng đậm (với trẻ uống sữa công thức), dạng lỏng và có mùi hôi.

6.2 Màu phân của trẻ 3 tháng tuổi như thế nào là bất thường?

Màu phân của bé 3 tháng bất thường khi:

  • Phân màu vàng tươi, dạng lỏng, có nhiều nước kèm theo dấu hiệu trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường.
  • Phân màu xanh đen, cứng khô hoặc dạng viên nhỏ, cùng các triệu chứng khác như tần suất đi tiêu giảm, bé rặn mỗi khi đi ngoài,...
  • Phân có màu xanh, dạng lòng, hôi chua kèm theo các dấu hiệu khác như đầy hơi, nôn trớ,...
  • Phân có màu vàng hoặc hơi ngả sang xanh, dạng sệt hoặc rắn và có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa được.
  • Phân màu rất nhạt.
  • Phân màu xanh đen, lỏng, có dính nhầy hoặc máu.

6.3 Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể do các nguyên nhân như táo bón, nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn,...

6.4 Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy là gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do các nguyên nhân như chế độ mẹ cho con bú không lành mạnh (có nhiều thức ăn béo, thực phẩm khó tiêu,...), sữa công thức không phù hợp, tác dụng phụ sau khi tiêm phòng,...

Bài viết trên đây giúp mẹ nắm rõ hơn về ý nghĩa các màu phân trẻ sơ sinh. Nhờ vậy, mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, cũng như có giải pháp điều chỉnh giúp bé đi ngoài đều đặn, phân đẹp và bụng dạ luôn êm ái. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày nhé!

Tài liệu tham khảo:

1. ThS. BS. Lê Võ Minh Hương. Trẻ sơ sinh đi phân như thế nào là bình thường (Đã truy cập 24 06 2025).

2. Cleveland Clinic. Baby Poop Colors: What Do They Mean? (Đã truy cập 24 06 2025).

3. WebMD. Color Changes in Your Baby's Poop (Đã truy cập 24 06 2025).

4. Claire Sissons. Baby poop color: Causes and when to see a doctor (Đã truy cập 24 06 2025).

Bài viết xem nhiều