Màu phân của trẻ cho biết điều gì? Khi nào là bất thường?

Khi đã trở thành cha mẹ, chắc hẳn bạn không chỉ quan tâm con ăn gì tốt cho sức khỏe mà còn phải để ý cả chuyện bé đi ngoài như thế nào. Bởi màu sắc phân của trẻ là một trong những “tín hiệu” giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của con mỗi ngày. Vậy màu phân em bé thế nào được xem là bình thường và có dấu hiệu ra sao thì mẹ cần đặc biệt lưu ý? Mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Tổng quan về màu phân của bé ở từng giai đoạn

Màu sắc phân của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của hệ tiêu hóa. Cụ thể như sau:

1.1. Màu phân của trẻ mới sinh

Khoảng 24-48 giờ sau sinh, trẻ thường đi ngoài phân su - loại phân đầu tiên của trẻ sơ sinh. Phân su thường có màu đen, kết cấu sệt dính và hầu như không có mùi hôi. Trong vài ngày sau đó, bé có thể tiếp tục thải loại phân này trước khi chuyển sang màu sắc khác. Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ tiêu hóa của con đã bắt đầu hoạt động hiệu quả.

1.2. Màu phân em bé dưới 6 tháng tuổi

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, con thường đi ngoài phân màu vàng sáng hoặc vàng mù tạt với tần suất 4-6 lần/ngày. Ngoài ra, phân của trẻ ở giai đoạn này thường khá lỏng, hơi lợn cợn hạt và có mùi hôi đặc trưng.

Nếu trẻ uống sữa công thức, màu phân của con lúc này có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu với kết cấu đặc, lượng nhiều và có mùi ít nồng hơn so với trẻ uống sữa mẹ. Số lần con đi ngoài cũng ít hơn, dao động từ 1-4 lần/ngày.

Màu phân của em bé dưới 6 tháng

Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống sữa công thức thường đi ngoài phân vàng nhạt hoặc vàng nâu.

1.3. Màu sắc phân của trẻ ăn dặm (từ 6 tháng trở lên)

Khi mới làm quen với ăn dặm, trẻ thường ăn gì thì đi ngoài ra thứ đó - tức là trong phân còn lợn cợn phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ cũng ảnh hưởng đến màu sắc phân. Chẳng hạn như, nếu con ăn cháo rau xanh thì sẽ đi phân có màu xanh.

Đồng thời, trẻ thường đi tiêu khoảng 1-2 lần mỗi ngày với phân có kết cấu đặc và nặng mùi hơn lúc con uống sữa hoàn toàn trước đó. Khi đã ăn thành thạo hơn (khoảng 2 tuổi), phân của trẻ sẽ cứng hơn.

2. Giải thích ý nghĩa màu phân em bé thường gặp

Sau đây là ý nghĩa một số màu phân của bé thường gặp giúp mẹ dễ dàng theo dõi và nhận biết dấu hiệu bất thường nếu có.

2.1. Phân có màu đen (xanh đen)

Nếu sau khi sinh trẻ đi ngoài phân có màu đen hoặc xanh đen thì mẹ có thể yên tâm đây là hiện tượng phân su bình thường. Khoảng 5 ngày sau đó, màu sắc phân sẽ thay đổi.

Đến giai đoạn trẻ ăn dặm, màu phân xanh đen có thể xuất hiện nếu con uống sữa công thức chứa quá nhiều sắt khiến cơ thể không thể hấp thụ hết và đào thải ra ngoài. Ngoài ra, khi mẹ ăn nhiều rau xanh đậm (rau ngót, rau muống,...) khi cho con bú cũng dễ khiến trẻ đi ngoài xanh đen. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý màu sắc phân này ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh Corhn,...

Màu sắc phân của trẻ

Nếu sau khi trẻ sơ sinh đã đi hết phân su mà phân vẫn không đổi màu thì mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

2.2. Phân có màu vàng mù tạt (vàng đậm)

Sau khi đi hết phân su và bắt đầu bú mẹ, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài màu vàng mù tạt. Nếu mẹ thấy màu sắc phân này ở bé ăn dặm thì có thể do con ăn các loại thực phẩm có màu vàng đậm như bí đỏ, khoai lang,...

2.3. Phân có màu vàng tươi

Màu phân của bé thế này thường xuất hiện khi trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, nếu màu phân vàng tươi và có bọt nhiều hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu trẻ gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa, bất dung nạp lactose,.... Đến giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ thấy con đi ngoài phân có màu này thì nhiều khả năng do thực đơn của bé có các loại thực phẩm như khoai tây, bắp (ngô),...

2.4. Phân có màu cam

Đây là dấu hiệu đi ngoài bình thường ở trẻ uống sữa công thức. Với trẻ bú mẹ, phân màu cam có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ (chứa nhiều thực phẩm có sắc tố cam như cà rốt, khoai lang, bí đỏ…).

Nếu mẹ thấy màu sắc phân này ở trẻ ăn dặm nhưng con vẫn ăn ngoan, ngủ ngon và chơi vui thì cũng không cần phải lo lắng. Đây chỉ là “kết quả” của việc bé ăn dặm với các loại thực phẩm có sắc tố cam.

2.5. Phân có màu nâu

Màu sắc phân này có thể xuất hiện ở cả trẻ bú mẹ và bé uống sữa công thức. Trường hợp trẻ ăn dặm đi ngoài màu nâu thì mẹ cũng có thể an tâm đây là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu màu phân này kèm bọt nhầy và trẻ có biểu hiện quấy khóc, sốt,... thì nhiều khả năng con gặp các vấn đề về tiêu hóa (kiết lị, rối loạn tiêu hóa,...).

Phân biệt màu phân của trẻ

Phân có màu nâu lẫn bọt nhầy có thể là dấu hiệu bất thường nếu trẻ sốt, quấy khóc,...

2.6. Phân có màu đỏ

Màu phân em bé uống sữa hoàn toàn chuyển sang đỏ tươi hoặc lẫn máu nhiều có thể là dấu hiệu con gặp các vấn đề về tiêu hóa như xoắn ruột, viêm ruột hoại tử,... Ngoài ra, nếu trẻ ăn dặm chưa quen thường xuyên bị táo bón dễ dẫn đến nứt hậu môn và đi ngoài phân dính ít máu. Tuy nhiên, phân màu đỏ cũng có thể do con tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có màu đỏ như cà chua, thanh long đỏ,...

2.7. Phân có màu xanh lá

Trẻ đi ngoài phân màu xanh lá, nhiều bọt và có mùi chua thì có thể do con bị quá tải đường lactose. Đây là tình trạng xảy ra do các nguyên nhân như bé bú quá nhiều sữa đầu từ mẹ, dòng sữa từ bình chảy quá nhanh,... khiến con hấp thụ lượng đường lactose vượt quá khả năng tiêu hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, màu phân của trẻ thế này cũng có thể do mẹ cho con bú dùng thuốc hoặc ăn nhiều thực phẩm có màu xanh (như các loại rau).

Với trẻ uống sữa công thức, bé đi ngoài xanh lá nhiều khả năng là dấu hiệu con không dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một thành phần nào đó có trong sữa.

Trường hợp trẻ ăn dặm đi tiêu xanh lá, nguyên nhân có thể do con tiêu thụ nhiều rau chân vịt, rau cải xanh, việt quất,... khiến phân bị đổi màu. Tuy nhiên, nếu trẻ có thêm các dấu hiệu khác như tiêu chảy, nôn ói, đầy hơi,... thì nhiều khả năng con đang gặp các vấn đề về tiêu hóa (bệnh celic, bệnh crohn,...).

2.8. Phân có màu trắng (xám trắng)

Màu phân của bé đổi sang trắng hoặc xám trắng thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu tình trạng này xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi thì nhiều khả năng con đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhất là bệnh lý về gan hoặc túi mật.

Sau đây là bảng phân biệt màu phân của trẻ giúp mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của con:

Màu phân của bé

Ý nghĩa

Màu đen

- Phân su trong vài ngày đầu sau sinh.

Màu vàng mù tạt

- Xuất hiện ở trẻ uống sữa mẹ và trẻ ăn dặm có các thực phẩm màu vàng đậm.

Màu vàng tươi

- Xuất hiện ở trẻ uống sữa công thức và trẻ ăn dặm có các thực phẩm màu vàng nhạt.

Màu cam

- Dấu hiệu bình thường ở trẻ uống sữa công thức. 

- Do trong thực đơn của mẹ cho con bú hoặc trẻ ăn dặm có thức ăn màu cam. 

Màu nâu

- Dấu hiệu thường thấy ở trẻ uống sữa công thức và bé bú mẹ.

- Có thể là biểu hiện con gặp vấn đề tiêu hóa nếu kèm theo bọt nhầy, trẻ quấy khóc, sốt,... 

Màu đỏ

- Trẻ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, bệnh về máu.

- Do trẻ ăn dặm với nhiều thực phẩm có màu đỏ.

Màu xanh lá

- Xuất hiện ở trẻ bú mẹ và uống sữa công thức bị quá tải đường lactose.

- Do mẹ cho con bú sử dụng thuốc hoặc nhiều thực phẩm có màu xanh.

- Có thể là dấu hiệu trẻ uống sữa công thức bị bất dung nạp lactose, dị ứng đạm bò,...

- Do chế độ ăn dặm của trẻ có nhiều thức ăn màu xanh.

- Trẻ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa nếu có thêm các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, đầy hơi,... 

Màu trắng

- Con có thể đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhất là bệnh lý gan mật.

3. Tính chất và màu phân của trẻ cảnh báo bất thường

Sau đây là màu sắc và tính chất phân của trẻ cho thấy dấu hiệu bất thường về sức khỏe:

3.1. Tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy đi phân lỏng, có màu vàng tươi với tần suất nhiều hơn bình thường. Đặc biệt, mẹ dễ nhận thấy lượng nước trong phân khá nhiều, có thể tràn ra tã của con. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn, sụt cân, tiểu ít,...

3.2. Táo bón

Khi bị táo bón, con thường đi tiêu phân có màu xanh đen, khô cứng, đôi khi lẫn máu do nứt hậu môn. Ngoài ra, tần suất đi ngoài của con giảm rõ rệt, có khi vài ngày mới đi 1 lần. Và bé thường đi đại tiện lắc nhắc do phân di chuyển chậm và trẻ phải rặn lâu.

3.3. Không dung nạp đường lactose

Màu sắc phân của bé bị dị ứng đường lactose thường có màu xanh, lỏng kèm theo mùi chua, nhiều bọt. Ngoài ra, con còn có các triệu chứng khác như dễ hăm tã, chướng bụng, đầy hơn, nôn trớ,...

3.4. Bệnh vàng da tắc mật

Trẻ mắc chứng vàng da tắc mật thường có màu nhạt hơn bình thường hoặc bạc trắng. Bên cạnh đó, con còn có một số dấu hiệu khác kèm theo như vàng da, sốt, ngứa da,...

3.5. Nhiễm trùng ruột

Nếu bị nhiễm trùng ruột, trẻ đi ngoài phân có màu xanh đen, dạng lỏng như nước hoặc có nhớt nhiều, kèm theo mùi chua, thậm chí dính máu. Tình trạng đi tiêu thế này có thể diễn ra với tần suất nhiều hơn bình thường và kéo dài trong vài ngày.

3.6. Phân sống

Phân sống ở trẻ thường có màu vàng hoặc hơi ngả sang xanh, có dạng sệt hoặc rắn lẫn thức ăn chưa tiêu hóa được. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khi hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện hoặc giai đoạn ban đầu lúc con mới làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên, đi tiêu phân sống cũng có thể là dấu hiệu con gặp một số vấn đề về tiêu hóa như dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột, ruột kích thích,... Vì thế, nếu thấy trẻ có triệu chứng này kèm theo đau bụng, lờ đờ,... thì cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

Trẻ đi phân sống có sao không

Trẻ đi phân sống có màu vàng hoặc vàng hơi xanh có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột, hội chứng ruột kích thích,...

4. Bí quyết giúp bé êm bụng, đi phân đẹp

Khi tiêu hóa thuận lợi, con sẽ êm bụng, đồng thời màu phân của trẻ cũng đẹp hơn. Để bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ, mẹ cần lưu ý:

  • Ưu tiên cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời và cố gắng kéo dài đến 24 tháng nếu có thể. Trường hợp mẹ không đủ sữa thì nên dùng thực phẩm bổ sung có dinh dưỡng cân bằng, êm dịu với hệ tiêu hóa của con.

Glico ICREO - Nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ êm bụng, tiêu hóa khỏe và hấp thu hiệu quả

Hiểu rằng hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ luôn cần được nâng niu đúng cách, thực phẩm bổ sung Glico ICREO mang đến cho con yêu nguồn dinh dưỡng cân bằng, vừa vặn với “chiếc bụng nhỏ” của con. Điều này còn là yếu tố cốt lõi trong việc duy trì những lợi ích quý giá của da kề da giúp trẻ tiêu hóa khỏe và đề kháng vững vàng. 

Với Glico ICREO, trẻ ít bị táo bón, đồng thời hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhờ có 5 loại Nucleotides làm tăng độ cao của lớp nhung mao, nuôi dưỡng đường ruột hoàn thiện. Ngoài ra, thực phẩm bổ sung này còn bổ sung chất xơ GOSAxit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) giúp hệ tiêu hóa của trẻ thêm khỏe mạnh. 

Đồng thời, thực phẩm bổ sung Glico ICREO còn bổ sung tiền DHA độc quyền có chiết xuất từ dầu hạt tía tô Nhật Bản. Thành phần này có nguồn gốc thực vật lành tính giúp trẻ hấp thu dễ dàng, không gây khó chịu bụng. Từ đó, chuyển thành lượng DHA vừa đủ với nhu cầu để trẻ phát triển trí não tinh anh. 

Không chỉ êm bụng mà đề kháng của trẻ cũng được củng cố bởi 5 loại Nucleotides giúp kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể IgG và IgA, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh từ bên trong. Ngoài ra, Glico ICREO được nhiều bé yêu thích vì có vị thanh nhạt đến đường lactose - đường tự nhiên có trong nguồn sữa non, mang đến hương vị quen thuộc cho bé không bỏ bú mẹ.

Glico ICREO cho bé êm bụng khỏe sức

Glico ICREO đồng hành cùng mẹ chăm dưỡng cho “chiếc bụng nhỏ” của con thêm êm dịu, khỏe mạnh.

Đặc biệt, để đồng hành cùng các giai đoạn phát triển của trẻ, Glico ICREO còn ứng dụng công nghệ và bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu:

>> Mời mẹ tìm hiểu chi tiết từng sản phẩm của Glico ICREO TẠI ĐÂY.

  • Không cho con ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiếp nhận thức ăn mới.

  • Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc giúp con dễ dàng làm quen, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa khi mới ăn dặm.

  • Chế biến thức ăn cho trẻ kỹ lưỡng, đảm bảo hợp về sinh và tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi giúp bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của con.

  • Thường xuyên vệ sinh tay trước khi chăm sóc trẻ hoặc chế biến đồ ăn cho con. Đồng thời, cần đảm bảo làm sạch các vật dụng nấu ăn và môi trường sống xung quanh con để hạn chế hình thành vi khuẩn có hại cho trẻ.

  • Cho trẻ ăn dặm với nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước để phòng ngừa tình trạng táo bón.

  • Khuyến khích con vận động thường xuyên để kích thích nhu động ruột, nhờ đó cải thiện hoạt động tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.

  • Đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc xin Rota đúng lịch để phòng ngừa bệnh lý tiêu chảy.

5. Câu hỏi thường gặp

Về màu phân của bé, nhiều mẹ vẫn còn những băn khoăn chưa được làm rõ. Một số thắc mắc thường gặp được giải đáp như sau:

5.1. Màu phân của trẻ 1 tuổi bình thường sẽ như thế nào?

Với trẻ 1 tuổi, màu sắc phân của bé thường chịu ảnh hưởng bởi thức ăn dặm. Chẳng hạn như, nếu con ăn cháo khoai tây thì sẽ đi phân có màu vàng nhạt. Ngoài ra, vì hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên đôi khi trẻ có thể đi phân lẫn một ít thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Màu phân của trẻ 1 tuổi

Phân của trẻ 1 tuổi thường có màu tương tự như thức ăn mà bé tiêu thụ.

5.2. Màu phân của trẻ 2 tuổi có gì khác biệt so với trước không?

Màu phân em bé 2 tuổi vẫn tương tự như với màu của thức ăn mà trẻ tiêu thụ. Tuy nhiên, phân cứng hơn do lúc này bé đã ăn nhiều hơn.

5.3. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Phân lỏng, có màu vàng tươi kèm theo tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường.

  • Phân cứng, có thể dính máu kèm theo tần suất đi tiêu ít hơn bình thường rõ rệt.

  • Phân có màu xanh đen, dạng lỏng như nước hoặc có nhớt nhiều, kèm theo mùi chua, thậm chí dính máu.

  • Phân có màu nhạt hơn bình thường hoặc bạc trắng.

  • Phân có màu vàng hoặc hơi ngả sang xanh, có dạng sệt hoặc rắn lẫn thức ăn chưa tiêu hóa được

  • Phân có màu xanh, lỏng kèm theo nhiều bọt và có mùi chua.

Trên đây là nội dung giúp mẹ hiểu rõ hơn về màu phân của trẻ ra sao là bình thường và có dấu hiệu nào cần đặc biệt lưu ý. Nhờ đó, mẹ dễ dàng theo dõi và đồng hành cùng con trong hành trình chinh phục các cột mốc tăng trưởng khỏe mạnh. Chúc bé yêu của mẹ ăn khỏe, ngủ ngon và đi tiêu thật nhẹ nhàng mỗi ngày nhé!

Tài liệu tham khảo:

1. ThS. BS. Lê Võ Minh Hương. Trẻ sơ sinh đi phân như thế nào là bình thường (Đã truy cập 24 06 2025).

2. Cleveland Clinic. Baby Poop Colors: What Do They Mean? (Đã truy cập 24 06 2025).

3. WebMD. Color Changes in Your Baby's Poop (Đã truy cập 24 06 2025).

4. Claire Sissons. Baby poop color: Causes and when to see a doctor (Đã truy cập 24 06 2025).

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ


Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)

Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

Bài viết xem nhiều