1. Trẻ sơ sinh đi ngoài và đánh hơi bao nhiêu bao nhiêu lần mỗi ngày?
Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ đi ngoài khoảng 7 lần/ngày. Với bé uống sữa công thức thì tần suất đi tiêu sẽ ít hơn, tầm 1-4 lần/ngày. Bên cạnh đó, trẻ đánh hơi khoảng 5-10 lần trong ngày.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Bé vẫn chưa đi ngoài thành thạo
Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, vì thế hoạt động đại tiện vẫn chưa diễn ra thuận lợi như người lớn. Điều này khiến con có cảm giác muốn rặn, đánh hơi nhiều nhưng chưa thể đẩy phân ra ngoài. Trong khi đó, khí trong ruột dễ dàng thoát ra ngoài, khiến trẻ xì hơi liên tục nhưng có thể không kèm đi ngoài.
Vì chưa đi ngoài thành thạo nên con thường xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
2.2. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện
Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng xử lý và hấp thu sữa vẫn còn hạn chế. Đôi khi, đường ruột của con không thể tiêu hóa hết lượng sữa đã bú. Lúc này, hệ vi sinh đường ruột sẽ phân giải phần còn lại, sinh ra khí và dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều.
2.3. Mẹ ăn thực phẩm khó tiêu
Nếu bú mẹ, trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể do chế độ ăn uống của mẹ không lành mạnh. Mẹ thường xuyên ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,... có thể làm nguồn sữa trở nên khó tiêu hơn đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Điều này khiến bé bú mẹ dễ bị đầy bụng và xì hơi nhiều dù chưa đi ngoài.
2.4. Sữa công thức không phù hợp
Nhiều trường hợp trẻ dùng sữa công thức không phù hợp khó tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả các thành phần có trong sữa. Từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi khiến con đánh rắm nhiều nhưng không đi ngoài.
2.5. Trẻ có nguy cơ bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xì hơi nhiều nhưng khó đi ngoài. Tình trạng táo bón khiến phân tích tụ lâu trong ruột, các vi khuẩn tại đây sẽ phân hủy một phần chất thải và sinh ra khí hơi. Chính lượng khí này khiến con đánh rắm nhiều và nặng mùi. Do đó, trẻ càng bị táo bón lâu ngày thì càng xì hơi nhiều nhưng không đi tiêu được hoặc tần suất đi ngoài giảm rõ rệt.
Trẻ bị táo bón thường có các dấu hiệu như xì hơi nhiều, giảm tần suất đi ngoài, phân cứng khô, con rặn nhiều khi đi tiêu,...
2.6. Biểu hiện của một số bệnh lý
Tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài được cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: không dung nạp lactose, không dung nạp gluten, hội chứng ruột kích thích,... Những vấn đề này khiến hệ tiêu hóa của con trở nên nhạy cảm hơn, khó tiêu hóa và dễ sinh hơi sau mỗi cữ bú.
3. Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài có sao không?
Nếu trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi tiêu trong thời gian ngắn và không có biểu hiện bất thường nào thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi đây chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường, có thể tự cải thiện khi bé dần lớn lên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày kèm theo trẻ có các biểu hiện bất thường như nôn trớ, bỏ bú, quấy khóc,... thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Vì đây có thể là những dấu hiệu trẻ bị táo bón hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa nói chung. Nếu các vấn đề này ở trẻ sơ sinh không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.
4. Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Khi thấy con xì hơi liên tục nhưng không đi tiêu được, mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý sau đây giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:
4.1. Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé giúp kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng đầy bụng khiến con xì hơi nhiều. Để thực hiện, mẹ dùng các đầu ngón tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ vùng dạ dày xuống rốn và đại tràng. Sau đó, mẹ dùng mép ngón tay vuốt nhẹ từ khu vực xương sườn xuống bụng dưới của bé. Lưu ý, mẹ nên massage bụng cho trẻ sau khi bú khoảng 45 phút đến 1 giờ để tránh làm con bị nôn trớ, đau bụng, khó chịu.
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều không đi ngoài được, mẹ nên massage bụng nhẹ nhàng cho bé.
4.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ
Nếu trẻ xì hơi nhiều do táo bón, mẹ nên thêm vào thực đơn những thực phẩm giúp bé bú mẹ dễ tiêu, đi ngoài thuận lợi. Chẳng hạn như các loại rau củ, trái cây giàu chất xơ gồm rau dền, mồng tơi, bí đỏ, chuối, táo,... Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế các món cay nóng, đồ ăn/thức uống có cồn và cà phê. Vì những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến tình trạng táo bón của con nặng hơn.
4.3. Đổi sữa công thức cho bé
Với trường hợp uống sữa công thức, nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài trong nhiều ngày, thì mẹ nên chuyển sang sản phẩm khác cho con dùng. Lưu ý, khi đổi sữa công thức cho bé, mẹ nên chọn sữa có dinh dưỡng cân bằng, giúp con tiêu hóa và hấp thu dễ dàng, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó đi ngoài.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Dinh dưỡng cân bằng giúp con êm bụng, phát triển khỏe mạnh từ ngày đầu
Glico ICREO Balance Milk được tạo ra để mang đến cho bé yêu từ 0-12 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng cân bằng, không gây áp lực cho “chiếc bụng nhỏ” của con. Không chỉ vậy, sự “vừa vặn” này của sản phẩm còn là yếu tố cốt lõi để duy trì các lợi ích quý giá của da kề da giúp trẻ tiêu hóa khỏe và đề kháng vững vàng hơn.
Để Glico ICREO Balance Milk đồng hành cùng con, mẹ an tâm bé tiêu hóa tốt, hấp thu hiệu quả và ít bị táo bón nhờ có 5 loại Nucleotides làm tăng cao lớp nhu mao, hỗ trợ hoàn thiện đường ruột. Cùng với chất xơ GOS và axit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) giúp trẻ êm nhẹ bụng, hạn chế rối loạn tiêu hóa.
Không chỉ giúp con khỏe bụng, sữa Glico ICREO Balance Milk còn củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên của trẻ vì 5 loại Nucleotides cũng tham gia vào quá trình kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA và IgG. Kết hợp với beta-carotene (tiền vitamin A) có nhiều trong sữa non giúp trẻ khỏe mạnh hơn, bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Cùng với đó, sản phẩm còn nổi bật với thành phần độc quyền - tiền tố DHA chiết xuất từ hạt lá tía tô xanh Nhật Bản. Dưỡng chất này có nguồn gốc từ thực vật lành tính nên dễ hấp thu và không gây nặng bụng cho trẻ. Từ đó dễ dàng chuyển hóa thành DHA với hàm lượng phù hợp với nhu cầu của trẻ giúp con phát triển trí não thêm tinh anh.
Thêm sữa, sữa Glico ICREO Balance Milk còn bảo vệ thận non của con nhờ ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền. Đồng thời, sản phẩm được nhiều bé ưa thích vì có vị thanh nhạt nhất trong các loại sữa do chỉ chứa Lactose - đường tự nhiên có trong nguồn sữa non, mang đến hương vị quen thuộc cho bé không bỏ bú mẹ.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Sự lựa chọn đáng tin cậy giúp mẹ an tâm bé luôn êm bụng, khỏe sức suốt 1 năm đầu đời.
>> Mẹ có thể đặt hàng sữa Glico ICREO Balance Milk ngay tại TẠI ĐÂY hoặc dễ dàng tìm mua sản phẩm tại Concung hoặc các cửa hàng Mẹ&Bé trên toàn quốc.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
4.4. Hỗ trợ bé vận động nhẹ nhàng
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được, mẹ có thể cho con vận động nhẹ nhàng với bài tập đạp xe. Mẹ để mẹ nằm ngửa trên giường, sau đó cầm hai chân bé và nhẹ nhàng xoay tròn đều đặn. Những động tác đơn giản này không chỉ tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp con cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
4.5. Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm cho trẻ mang đến lợi ích thư giãn cơ bụng và hậu môn, đồng thời kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Nhờ đó giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón khiến con xì hơi nhiều. Tuy nhiên, mẹ lưu ý chỉ nên cho bé tắm khoảng 10 phút, không nên lâu hơn để tránh con bị cảm lạnh.
5. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh liên tục xì hơi nhưng không đi ngoài
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, mẹ cần lưu ý:
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc hay men tiêu hóa: Mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của con.
- Không tự ý áp dụng các mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh: Các mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ như dùng mật ong, lá diếp cá,... đều chưa được kiểm chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả. Vì thế, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện những biện pháp này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện: Nếu tình trạng trẻ xì hơi liên tục và không đi ngoài diễn ra trong nhiều ngày, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ.
Nếu trẻ đánh hơi liên tục và không đi ngoài nhiều ngày không thuyên giảm, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp.
6. Câu hỏi thường gặp
Một số băn khoăn thường gặp về tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được giải đáp như sau:
6.1. Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có phải do táo bón không?
Có thể. Nếu trẻ xì hơi liên tục, nhiều ngày không đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như giảm bú, quấy khóc nhiều,... thì có nguy cơ con bị táo bón.
6.2. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng thì mẹ nên ăn gì và kiêng gì?
Mẹ nên ăn các thực phẩm giúp trẻ sơ sinh giảm đầy hơi như gừng, rau chân vịt, chuối, khoai lang,... Ngoài ra, mẹ nên kiêng các món cay nóng, nhiều dầu mỡ,... vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến con bú vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu hơn.
6.3. Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh bị đau bụng?
Khi trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn do đau bụng con có các biểu hiện khác kèm theo như cứng bụng, bú kém, tiêu chảy,... Tình trạng này có thể do trẻ bị đầy hơi, táo bón, trào ngược dạ dày,.. Để biết chính xác con đang gặp vấn đề gì, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nhé.
Trên đây là nội dung về tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài và cách xử lý phù hợp. Qua đó giúp mẹ có cách chăm sóc con phù hợp, an tâm cùng bé yêu có hành trình phát triển khỏe mạnh, hạnh phúc mỗi ngày.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. BS. Lê Võ Minh Hương. Trẻ sơ sinh đi phân như thế nào là bình thường (Đã truy cập 26 06 2025).
2. Noreen Iftikhar, MD. Your Baby’s Not Pooping but Passing Gas? Here’s What You Should Know (Đã truy cập 26 06 2025).
3. Cleveland Clinic. Dyschezia (Đã truy cập 26 06 2025).