Bé bị ho đờm do đâu? Mách mẹ cách giúp trẻ giảm ho loãng đờm

Con ho, mặt đỏ bừng, tiếng đờm vướng nghẹn trong cổ khiến mẹ thức trắng đêm ngồi bế ru, vỗ lưng cho con dễ thở. Những khoảnh khắc như thế có lẽ mẹ nào cũng từng trải qua. Nhưng mẹ biết không, chỉ cần hiểu đúng nguyên nhân bé bị ho đờm và biết cách xử lý, con có thể đỡ ho, loãng đờm và ngủ ngon trở lại. Để tìm hiểu cụ thể hơn, mẹ hãy xem ngay bài viết sau đây nhé!

1. Bé ho đờm trông như thế nào?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các tác nhân gây kích ứng ra khỏi cổ họng. Khi trẻ bị ho đờm, điều đó cho thấy đường hô hấp của bé đang tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường để bảo vệ cơ thể. Đờm này có thể xuất hiện dưới nhiều màu sắc khác nhau, từ trong suốt, trắng đục cho đến vàng hay xanh, tùy vào tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ho để tống đờm và các chất tiết ra khỏi đường thở, trẻ có thể gặp một số triệu chứng khác như thở khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, sốt, mệt mỏi,…

2. Các nguyên nhân khiến bé bị ho có đờm nên lưu ý

Ho có đờm ở trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, cả bên trong cơ thể lẫn môi trường sống xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ nên lưu tâm:

2.1. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện

Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch còn non nớt nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Khi cơ thể chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, đường hô hấp sẽ phản ứng bằng cách tiết nhiều chất nhầy để bảo vệ, từ đó khiến bé bị ho đờm nhiều.

2.2. Thay đổi thời tiết đột ngột

Giai đoạn giao mùa với thời tiết thay đổi thất thường chẳng hạn như lúc nắng gắt, lúc mưa lạnh nên khiến cơ thể trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa kịp thích nghi. Đây là thời điểm trẻ rất dễ mắc các bệnh hô hấp, trong đó phổ biến nhất là tình trạng ho khan, ho có nhiều đờm.

Bé bị ho có đờm do đâu

Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi chuyển mùa, có thể khiến trẻ dễ bị ho kèm theo đờm.

2.3. Môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn

Môi trường hoặc không gian sống cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho đờm đặc. Ví dụ như không khí chứa nhiều khói bụi, phấn hoa, lông thú hoặc hóa chất tẩy rửa có thể là tác nhân gây kích ứng niêm mạc họng ở trẻ, dẫn đến phản xạ ho kèm theo đờm.

2.4. Viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan do virus, vi khuẩn gây ra cũng là nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ bị ho đờm. Những tác nhân này làm tổn thương niêm mạc hô hấp, khiến cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết đờm nhầy để đào thải chúng ra ngoài.

2.5. Một số yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân trên, bé bị ho có đờm cũng có thể đến từ các yếu tố khác như:

  • Viêm phế quản: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các ống phế quản, nơi dẫn không khí vào phổi. Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do virus gây ra và có biểu hiện ho kéo dài, đờm nhiều, kèm theo thở khò khè.

  • Viêm phổi: Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị viêm do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng, từ đó gây ra các triệu chứng như ho nặng tiếng, ho đờm đặc,...

  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Khi mắc cảm, cúm, trẻ thường không chỉ bị ho có đờm mà còn đi kèm các triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng hoặc mệt mỏi toàn thân.

3. Bé bị ho đờm nhiều có nguy hiểm không?

Ho có đờm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất chất nhầy ra ngoài đường hô hấp. Ở trẻ nhỏ, đây là triệu chứng thường gặp, nhất là khi bị cảm lạnh, viêm họng hay viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu đờm nhiều, ứ đọng lâu trong cổ họng sẽ khiến trẻ khó chịu, ăn kém, bỏ bú, ngủ không ngon và quấy khóc thường xuyên.

Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng ho có đờm của con. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, cần đưa trẻ đi khám sớm:

  • Bé ho kéo dài trên 5 ngày mà không thuyên giảm.

  • Bé bị ho đờm đặc, có màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi.

  • Bé sốt cao liên tục, lừ đừ, bỏ bú hoặc không chịu ăn.

  • Bé thở khò khè, phập phồng cánh mũi, đầu gật gù theo nhịp thở hoặc rút lõm lồng ngực.

  • Dấu hiệu da tím tái, xanh xao.

  • Bé quấy khóc nhiều và khó dỗ.

  • Bé bị đau tai, chảy dịch tai kèm theo các biểu hiện bất thường khác.

Bé bị ho đờm nhiều có sao không

Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm nếu tình trạng ho có đờm kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

(*) Bé ho đờm bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi ho có đờm ở trẻ em có thể khác nhau, bởi còn tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, cách chăm sóc và sức đề kháng của trẻ. Nhưng thường thì các triệu chứng khi bé bị ho có đờm sẽ giảm dần trong vòng 2 - 4 tuần.

4. Các biện pháp giúp bé giảm ho có đờm

Nếu tình trạng ho đờm nhẹ thì chăm sóc đúng cách (rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hỗ trợ bé vỗ rung long đờm, cho bé uống nước ấm, chú ý chế độ dinh dưỡng,...) sẽ giúp làm dịu họng, giảm ho, loãng đờm.

Tuy nhiên, nếu bé bị ho đờm nhiều, đờm đặc thì cha mẹ cần đưa đến bác sĩ để thăm khám. Song song đó, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ cha mẹ cũng kết hợp những cách bên dưới để giảm bớt triệu chứng, rút ngắn quá trình khỏi bệnh:

4.1. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi của bé

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một trong những cách đơn giản và hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng để giúp bé giảm ho đờm. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ cần thực hiện đúng cách như sau:

  • Trước tiên, mẹ nên chuẩn bị nước muối sinh lý 0,9% cùng dụng cụ phù hợp như bình rửa mũi chuyên dụng.

  • Sau đó, mẹ cho bé nghiêng đầu khoảng 45 độ, nhẹ nhàng đưa vòi phun vào một bên mũi và bơm từ từ nước muối vào. Lúc này, nước muối sẽ chảy từ bên mũi được bơm sang bên kia hoặc chảy xuống bồn rửa, giúp làm sạch dịch nhầy, bụi bẩn và đờm.

  • Trong suốt quá trình, mẹ nên nhắc bé thở bằng miệng để tránh sặc. Sau khi rửa xong, mẹ có thể hướng dẫn bé xì mũi nhẹ để đẩy nốt phần dịch còn sót ra ngoài, rồi lặp lại thao tác với bên mũi còn lại.

Rửa mũi cho bé bị ho đờm

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch dịch nhầy, hỗ trợ bé nhanh giảm ho và loãng đờm.

4.2. Hỗ trợ bé vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu giúp đẩy đờm ra khỏi đường hô hấp, hỗ trợ phổi giãn nở cho bé dễ thở hơn. Mẹ có thể thực hiện cách này tại nhà nhưng nên được hướng dẫn kỹ từ nhân viên y tế. Theo đó, mẹ thực hiện như sau:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng, cúi đầu nhẹ về trước hoặc bế vác trên vai. Dùng tay vỗ nhẹ vùng lưng ngang phổi, theo hướng từ dưới lên để dẫn lưu đờm ra họng. Vỗ bằng cổ tay nhẹ nhàng và đều để tạo tiếng “bộp bộp”, cảm nhận ngực trẻ rung theo.

  • Mẹ thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần vài phút. Sau khi vỗ, nếu trẻ ho ra đờm hoặc nôn đờm, mẹ nên quan sát màu sắc và tính chất đờm (trắng loãng, vàng, xanh…) để báo cho bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.

4.3. Chú ý dinh dưỡng giúp bé tăng sức đề kháng

Khi trẻ bị ho có đờm, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ con hồi phục nhanh hơn. Theo đó, cha mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn loãng, dễ nuốt; ưu tiên các món nhiều nước, dễ tiêu như cháo, súp, sữa… nhưng vẫn đảm bảo đủ chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dứa, kiwi,... để tăng cường sức đề kháng cho bé. Đồng thời, mẹ hạn chế cho trẻ ăn các món nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào vì có thể làm đờm đặc hơn và khó tiêu hóa.

Với trẻ nhỏ, mẹ vẫn đảm bảo các cữ bú khi bé bị ho có đờm. Bởi sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn chứa kháng thể tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bé chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh và giảm ho hiệu quả.

Đồng thời, trong quá trình bú mẹ, trẻ được tiếp xúc da kề da - một phương pháp chăm sóc khoa học giúp giữ ấm cơ thể, ổn định nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt. Da kề da còn giúp trẻ cảm thấy an toàn, dễ chịu, từ đó ngủ ngon và hồi phục nhanh hơn khi ốm.

Chú ý dinh dưỡng cho bé ho đờm

Với trẻ nhỏ, mẹ nên tăng cường cho bé bú theo nhu cầu để cung cấp đủ dưỡng chất và kháng thể, giúp con sớm giảm ho có đờm.

Glico ICREO tiếp nối da kề da giúp mẹ chăm con khỏe mạnh từ những ngày đầu tiên

Đồng hành cùng mẹ nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh bằng những gì tự nhiên, lành tính nhất, các sản phẩm của Glico ICREO được thiết kế theo nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng, dễ hấp thu, êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời còn tiếp nối lợi ích của da kề da trong việc tăng cường miễn dịch và ổn định tiêu hóa, sẵn sàng đồng hành cùng mẹ chăm con lớn khôn khỏe mạnh.

Cụ thể, sữa giúp củng cố hàng rào đề kháng của trẻ thêm vững vàng, nhờ chứa 5 loại Nucleotides (bao gồm AMP, CMP, IMP, UMP và GMP) giúp kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể IgA, IgG. Qua đó tạo ‘tấm chắn’ vững chắc để bảo vệ và phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.

Để hệ tiêu hóa của bé khỏe, từ đó cải thiện khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết để tăng đề kháng, 5 loại Nucleotides còn giúp làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột. Kết hợp cùng Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) và chất xơ GOS giúp trẻ tối ưu hấp thu, nhẹ bụng và ít bị táo bón.

Glico ICREO giúp bé khỏe sức

Nucleotides phối hợp với các dưỡng chất khác góp phần tăng cường đề kháng, bảo vệ tiêu hóa để trẻ có nền tảng phát triển khỏe mạnh, êm bụng khỏe sức!

Bên cạnh đó, các sản phẩm Glico ICREO còn giúp bé phát triển trí não tinh anh bằng cách bổ sung tiền tố DHA độc quyền chiết xuất từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Với nguồn gốc từ thực vật lành tính, dễ dàng chuyển hóa thành lượng DHA vừa đủ theo nhu cầu, nên bé dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

>> Ngoài ra, trong mỗi dòng sản phẩm của Glico ICREO đều chứa những “dưỡng chất vàng” được nghiên cứu kỹ lưỡng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp con vững vàng chinh phục các cột mốc. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm hoặc đặt hàng dễ dàng, cha mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY!

4.4. Cho bé uống nhiều nước ấm, thức uống giàu vitamin

Mẹ nên cho bé uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, giúp làm loãng đờm, làm dịu cổ họng và hỗ trợ quá trình đào thải chất nhầy ra khỏi đường hô hấp hiệu quả hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung các loại thức uống giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể bé chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh như nước cam, nước ép cà rốt, nước ép lê,...

4.5. Tham khảo bài thuốc dân gian giảm ho đờm

Một số bài thuốc dân gian đơn giản có thể hỗ trợ giảm ho, loãng đờm cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ nên áp dụng với trẻ lớn và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, nhất là với trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc đang dùng thuốc điều trị khác.

  • Quất chưng đường phèn:

Quất có chứa tinh dầu, vitamin C và hoạt chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và hỗ trợ tiêu đờm. Đường phèn giúp làm dịu vị, dễ uống hơn với trẻ.

Để thực hiện, mẹ chuẩn bị 5 quả quất, đường phèn, ít muối và nước lọc. Sau đó, mẹ lấy quả quất rửa sạch, bổ từng miếng, bỏ hạt để không bị đắng. Tiếp theo, mẹ ướp quất với đường phèn và muối trong 3 - 4 giờ, rồi chưng cách thủy 5 - 10 phút. Để nguội rồi cho trẻ uống nước, có thể ăn cả phần cái nếu bé hợp tác.

  • Lá hẹ hấp đường phèn:

Lá hẹ có tính ấm, tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn nhẹ, thường được dùng để hỗ trợ điều trị ho, đặc biệt là ho có đờm.

Để thực hiện, mẹ rửa sạch lá hẹ, cho vào bát với lượng đường phèn vừa đủ rồi hấp cách thủy 15 - 20 phút. Sau đó, mẹ để nguội rồi chắt lấy nước cho bé uống 2 - 3 thìa nhỏ mỗi lần, ngày 2 lần.

Cách giúp bé giảm ho đờm

Sử dụng lá hẹ hấp đường phèn để giảm ho có đờm là bài thuốc dân gian, nên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

5. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé ho có đờm

Khi trẻ bị ho có đờm, bên cạnh việc theo dõi sát sao triệu chứng, cha mẹ cũng lưu ý một số nguyên tắc sau khi chăm sóc tại nhà để hỗ trợ con nhanh khỏi:

  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc ho, tiêu đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

  • Không bắt trẻ kiêng ăn quá mức vì con vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nhanh phục hồi.

  • Không cần kiêng sữa; thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều cữ để bé dễ uống, tránh đầy bụng.

  • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, nước hoa, mùi tẩy rửa, vì có thể làm đường thở bị kích ứng nặng hơn.

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt khăn ẩm trong phòng giúp không khí bớt khô, giảm tình trạng ho về đêm.

  • Kê cao đầu bé khi nằm ngủ để đờm dễ thoát, giảm ho và tránh trào ngược.

6. Các thắc mắc liên quan

Trong quá trình chăm sóc bé ho đờm, nhiều cha mẹ còn có những thắc mắc sau:

6.1. Bé bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì?

Khi trẻ bị ho có đờm, cha mẹ nên cho con ăn các món dễ tiêu, nhiều nước như cháo, súp, rau xanh, trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, ổi), cùng với sữa ấm và nước ép pha loãng để hỗ trợ làm loãng đờm, tăng sức đề kháng. Song song đó, mẹ cũng nên kiêng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay, lạnh, nước ngọt có gas và thực phẩm dễ gây kích ứng cổ họng vì có thể khiến tình trạng ho kéo dài, đờm đặc hơn.

Bé bị ho đờm đặc nên ăn gì

Mẹ nên đảm bảo đủ dinh dưỡng và ưu tiên món dễ tiêu như cháo, súp để bé dễ ăn, dễ hấp thu khi ho có đờm.

6.2. Trẻ ho có đờm không sốt do bệnh gì?

Trẻ ho có đờm nhưng không sốt có thể do cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, viêm phế quản, viêm thanh quản,... Các bệnh này thường hồi phục sau 2 - 3 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm trong 1 - 2 ngày đầu tiên hoặc khi con có biểu hiện (như ho dai dẳng, bỏ bú, quấy khóc, có đờm đặc màu vàng, xanh), tránh để kéo dài ảnh hưởng sức khỏe.

6.3. Bé bị ho đờm thở khò khè phải làm sao?

Khi bé bị ho có đờm kèm thở khò khè, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Trong trường hợp này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe của trẻ.

Một cơn ho nhỏ của con đôi khi cũng đủ khiến mẹ lo lắng suốt cả đêm dài. Nhưng chỉ cần hiểu đúng nguyên nhân bé bị ho đờm và chăm sóc đúng cách, con yêu sẽ sớm vượt qua, khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có cơ địa khác nhau, nên nếu tình trạng ho có đờm của trẻ không cải thiện sau vài ngày, mẹ hãy sớm đưa con đi khám sớm để được tư vấn chính xác nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Sở Y tế Nghệ An. 5 điều cần biết về chăm sóc cho trẻ bị ho có đờm (Đã truy cập 27/06/2025).

2. Dinh dưỡng Bà Mẹ & Trẻ Em. Mách mẹ cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm hiệu quả tại nhà (Đã truy cập 27/06/2025).

3. Bệnh viện Medlatec. Trẻ ho có đờm và các phương pháp tiêu đờm hiệu quả (Đã truy cập 27/06/2025).

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ


Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)

Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

Bài viết xem nhiều