1. Bé ho nhiều về đêm không sốt có sao không?
Về đêm trẻ ho nhiều nhưng thân nhiệt bình thường là phản xạ tự nhiên do đường hô hấp trên bị kích thích hoặc tích tụ dịch nhầy. Lúc này, phản xạ ho đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ quan trọng, giúp đẩy dịch nhầy, đờm, bụi bẩn hoặc bất kỳ tác nhân gây kích ứng nào ra khỏi đường thở, giúp đường hô hấp được thông thoáng hơn.
Nếu bé thỉnh thoảng ho, không có biểu hiện bất thường kèm theo và ban ngày vẫn ăn ngủ, chơi đùa bình thường thì không đáng ngại. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách tình trạng ho về đêm sẽ thuyên giảm dần.
Nhưng nếu trẻ ho nhiều về đêm mà không sốt kéo dài nhiều ngày, đây có thể là tín hiệu cảnh báo của bệnh lý tiềm ẩn. Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng chữa kịp thời.
Bé bị ho nhiều về đêm kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý nên sớm đến bác sĩ thăm khám.
2. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là biểu hiện bệnh gì?
Trẻ ho về đêm không sốt có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, từ nhẹ đến cần được thăm khám chuyên sâu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ nên biết:
2.1. Do cảm lạnh
Vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao và không khí nồm - dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ, dẫn đến cảm lạnh. Khi đó, đường hô hấp trên của trẻ sẽ bị viêm, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy. Dịch nhầy này có thể chảy xuống họng, nhất là khi trẻ nằm ngủ, gây kích ứng và kích hoạt phản xạ ho. Theo đó, ho do cảm lạnh thường là ho khan hoặc ho có đờm loãng, kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi và thường không sốt.
2.2. Trẻ bị hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm và co thắt đường thở. Ho về đêm là một triệu chứng rất điển hình của hen suyễn ở trẻ em, đặc biệt là khi con tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,... Không chỉ ho khan về đêm kéo dài và dữ dội, bệnh còn khiến trẻ thở khò khè, khó thở, tức ngực.
2.3. Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng virus hợp bào tấn công các đường dẫn khí nhỏ trong phổi gây nhiễm trùng, thường xảy ra ở thời điểm cuối đông, đầu xuân. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường ho nhiều về đêm, kèm theo thở khò khè, thở nhanh và có thể bú kém. Tuy đôi khi viêm tiểu phế quản có thể khiến trẻ bị sốt, nhưng trường hợp con chỉ ho đêm mà không sốt chiếm tỷ lệ cao hơn.
Khi bị viêm xoang hoặc nghẹt mũi, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt.
2.4. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên phía trên, khiến cho thực quản bị kích thích dẫn đến ho, thường gặp vào ban đêm khi trẻ nằm ngủ. Ho do trào ngược thường là ho khan, đôi khi có thể kèm theo ợ hơi, nôn trớ, thở khò khè.
2.5. Viêm xoang, nghẹt mũi
Viêm xoang hoặc tình trạng nghẹt mũi kéo dài cũng có thể khiến trẻ ho về đêm không sốt. Cụ thể, viêm xoang khiến xoang bị tắc, gây nghẹt mũi, chất dịch tích tụ nhiều và chảy xuống cuống họng. Dịch này kích thích niêm mạc họng, khiến trẻ ho khan hoặc ho có đờm, nhất là khi trẻ nằm ngửa vào ban đêm.
2.6. Dị ứng
Một số trường hợp trẻ sơ sinh ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do dị ứng. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân trong môi trường như bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc,... Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, đường hô hấp của trẻ có thể bị kích thích, dẫn đến ho, hắt hơi, sổ mũi, hoặc ngứa mắt. Ho do dị ứng thường là ho khan, kéo dài và có xu hướng nặng hơn vào ban đêm mà không gây sốt.
3. Cách chăm sóc giúp trẻ giảm ho nhiều về đêm không sốt
Khi thấy trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, trước tiên cha mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Nếu trẻ chỉ ho thoáng qua, rất có thể do bị dị ứng hoặc yếu tố môi trường. Lúc này, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp bé giảm ho và dễ chịu hơn:
3.1. Cho trẻ uống nước ấm
Nước ấm giúp làm dịu cổ họng bị kích ứng, hỗ trợ long đờm và loãng đờm, giúp trẻ dễ dàng tống chúng ra ngoài hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc ấm, trà gừng ấm (với lượng nhỏ), hoặc nước ấm pha mật ong (chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi). Ngoài ra, khi cho trẻ uống sữa công thức mẹ cũng nên làm ấm để hỗ trợ giảm ho.
3.2. Giữ ấm cơ thể trẻ khi về đêm
Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ, bàn chân, ngực sẽ giúp giảm kích ứng đường hô hấp và hạn chế ho. Cha mẹ nên mặc quần áo đủ ấm cho trẻ khi ngủ, đắp chăn mỏng và đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ phù hợp. Tránh để trẻ ngủ trong phòng máy lạnh có nhiệt độ quá thấp hoặc để quạt thổi trực tiếp vào vùng mặt, mũi, họng con. Vì điều này có thể làm khô niêm mạc hô hấp khiến tình trạng ho về đêm nặng hơn.
Để cải thiện tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, cha mẹ nên giữ ấm cơ thể con bằng quần áo dài, đắp chăn phủ chân,...
3.3. Dùng thuốc trị ho siro không kê đơn
Một số loại siro ho không kê đơn dành riêng cho trẻ em có thể giúp làm dịu cơn ho về đêm. Tuy nhiên, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về liều lượng và độ tuổi phù hợp. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc và không tự ý dùng thuốc kháng sinh để trị ho cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
3.4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và mũi họng của trẻ
Môi trường sống sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các yếu tố gây ho cho trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi, lau sàn, giặt giũ chăn ga gối đệm định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, lông vật nuôi – những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Song song đó, cha mẹ hãy vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày, nhất là khi bé bị sổ mũi. Việc này giúp hạn chế dịch nhầy chảy ngược vào họng, từ đó giảm tần suất ho.
3.5. Tránh để trẻ ăn, uống sát giờ ngủ
Việc cho trẻ ăn quá no hoặc uống nhiều nước, sữa ngay trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản - nguyên nhân gây ho phổ biến. Hơn nữa, với trẻ đang ho nhiều về đêm, việc ăn uống sát giờ ngủ còn dễ dẫn đến nôn ói. Tốt nhất, cha mẹ hãy cho trẻ ăn và uống sữa ít nhất 2 - 3 giờ trước khi ngủ để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa.
4. Trẻ ho về đêm không sốt: Khi nào cần đến bác sĩ?
Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt đôi khi chỉ là phản ứng thông thường, nhưng cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu con ho kéo dài trên 2 tuần, hoặc mới ho nhưng đi kèm các triệu chứng bất thường liên quan đến bệnh lý như mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên, thở khò khè, tức ngực, nôn mửa, đờm xanh đặc hoặc lẫn máu,... Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cha mẹ nên cho trẻ gặp bác sĩ để thăm khám khi tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần, kèm theo dấu hiệu bất thường.
5. Phòng ngừa tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt như thế nào?
Để hạn chế tình trạng trẻ ho nhiều về đêm không sốt, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
-
Cho bé ngủ đủ giấc theo độ tuổi để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
-
Tắm rửa cho con bằng nước ấm và xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
-
Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, từ đó hạn chế bệnh tật.
-
Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội... để tăng cường sức khỏe tổng thể và củng cố hệ miễn dịch.
-
Cho bé tắm nắng 10 - 15 phút vào buổi sáng sớm (trước 9 giờ). Ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D, tốt cho xương và tăng cường đề kháng.
-
Tuân thủ lịch tiêm chủng theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Tiêm chủng giúp cơ thể bé sản sinh kháng thể, tạo ‘lá chắn’ bảo vệ con khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm.
Hơn hết, mẹ cũng nên đảm bảo trẻ được uống sữa mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài đến 2 tuổi. Bởi trong sữa mẹ có chứa các kháng thể IgA và IgG dồi dào giúp ‘củng cố’ hàng rào đề kháng, nhất là sau khi da kề da cùng bé. Đây là phương pháp giúp trẻ tiếp nhận nguồn lợi khuẩn từ mẹ, hỗ trợ nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng, từ đó thiết lập nền tảng tiêu hóa và đề kháng vững vàng.
Trường hợp không đủ sữa mẹ hoặc sữa ‘chậm’ về, mẹ có thể chọn sữa công thức thay thế. Miễn là mẹ chọn sữa có công thức dinh dưỡng cân bằng, hương vị thanh nhạt để con dễ dàng làm quen, hấp thu hiệu quả mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Glico ICREO - ‘Chiến binh’ đồng hành cùng con lớn khôn khỏe mạnh
Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành dinh dưỡng cho trẻ em, Glico ICREO hiểu rằng dinh dưỡng cân bằng là nền tảng tốt nhất giúp trẻ lớn khôn khỏe mạnh. Chính vì vậy, Glico ICREO phát triển các dòng sữa mang công thức dinh dưỡng cân bằng và tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da - nuôi dưỡng bé tốt lành như vòng tay mẹ:
- Giúp trẻ nâng cao đề kháng, thêm khỏe sức để luôn khỏe mạnh, ít ốm vặt - nhờ các kháng thể IgA và IgG trong cơ thể được kích thích sản sinh bởi 5 loại Nucleotides phối hợp Beta-carotene.
- Tăng độ cao lớp nhung mao, hoàn thiện đường ruột, giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt dưỡng chất để tăng cường đề kháng nhờ sự hỗ trợ của 5 loại Nucleotides thiết yếu. Cùng với ‘bộ đôi’ chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) cũng giúp bé tối ưu hấp thu mà vẫn nhẹ bụng.
- Trẻ phát triển trí não tinh anh, thông minh hơn nhờ sữa bổ sung thành phần độc quyền - tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Đây là thành phần lành tính có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng chuyển hóa thành DHA vừa vặn nhu cầu cơ thể nên trẻ dễ hấp thu.
- Sữa có hương vị ngọt thanh nhất trong các loại sữa Nhật, hợp vị bé uống ngon miệng do sử dụng đường lactose tự nhiên có trong sữa non (sữa mẹ) với độ đường chỉ 10,3%.
Hơn nữa, ở mỗi dòng sữa Glico ICREO còn chứa các dưỡng chất quý khác, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Chẳng hạn với Glico ICREO Learning Milk, thị giác của trẻ được bảo vệ khỏi ánh sáng xanh và tăng cường ‘sáng mắt’ hơn - nhờ sữa bổ sung dưỡng chất quý giá Lutein.
Glico ICREO sở hữu công thức cân bằng, bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần để khỏe mạnh hạnh phúc.
>> Thông tin chi tiết về giá bán, nơi mua sữa Glico ICREO được cập nhật rõ ràng TẠI ĐÂY. Mời cha mẹ truy cập để ‘rinh’ ngay sản phẩm phù hợp độ tuổi cho con yêu dùng!
Hy vọng thông tin từ bài viết giúp cha mẹ có thêm kiến thức về tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Bên cạnh chăm sóc đúng theo hướng dẫn, phụ huynh cũng nên chú ý theo dõi triệu chứng, chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để thăm khám và can thiệp kịp thời, giúp con sớm hồi phục sức khỏe nhé.
Nguồn tham khảo:
1. Hệ thống y tế Medlatec. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm? (Đã truy cập 11 06 2025).
2. VnExpress. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bệnh gì? (Đã truy cập 11 06 2025).
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.
Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!