1. Vì sao trẻ nên ăn cháo khi bị ốm?
Khi bị ốm vặt, các bé đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nên ăn không ngon. Đồng thời, hệ tiêu hóa lúc này cũng hoạt động không tốt như bình thường, vì thế rất dễ khó tiêu, đầy bụng. Do đó, cháo trở thành lựa chọn bổ sung dinh dưỡng, năng lượng lý tưởng bởi khá nhẹ bụng, giàu dinh dưỡng, hợp khẩu vị với trẻ.
2. Gợi ý trẻ ốm nên ăn cháo gì?
Bên dưới là những món cháo phù hợp giúp trẻ đang bị ốm hoặc mới ốm dậy nhanh khỏe lại:
2.1. Cháo thịt nạc tía tô
Thịt nạc chứa nhiều protein hỗ trợ cải thiện miễn dịch để trẻ mau khỏi ốm. Kết hợp với vị chua ngọt nhẹ và chất xơ của lá tía tô, bé có món cháo thơm ngon, dễ tiêu hóa.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch thịt nạc rồi xay nhuyễn. Sau đó, mẹ bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và xào sơ.
- Bước 2: Mẹ vo gạo sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu sôi. Khi cháo sôi, mẹ cho thịt nạc vào, trộn đều.
- Bước 3: Mẹ nhặt lá tía tô, rửa sạch, cắt nhỏ. Khi cháo sôi lại, mẹ cho tía tô vào, khuấy đều.
- Bước 4: Khi cháo nhừ, mẹ múc ra chén và cho trẻ thưởng thức khi còn ấm.
Cháo thịt nạc tía tô rất dễ ăn, dễ tiêu với trẻ ốm nhờ hương vị thơm ngon, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt.
2.2. Cháo hạt sen thịt gà
Trẻ ốm nên ăn cháo gì? Hãy thử cháo hạt sen thịt gà mẹ nhé. Vì thịt gà sẽ tăng miễn dịch và bổ sung năng lượng cho bé với các khoáng chất sắt, kẽm,... và protein, chất béo. Còn hạt sen “tiếp thêm” đường, tinh bột giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, 2 nguyên liệu đều ngọt thanh cho món cháo thơm ngon, dễ ăn với trẻ đang bị ốm.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ lột vỏ hạt sen, bỏ tim sen, rửa sạch. Kế tiếp, mẹ hấp chín hạt sen và nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Mẹ rửa sạch thịt ức gà, luộc chín với một lát gừng. Sau đó, mẹ xé sợi thịt gà, càng nhỏ càng tốt.
- Bước 3: Mẹ vo gạo sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu sôi. Khi cháo sôi, mẹ cho hạt sen và thịt gà vào, trộn đều.
- Bước 4: Khi cháo chín nhừ, mẹ tắt bếp, múc ra chén và cho bé thưởng thức.
2.3. Cháo đậu xanh
Nấu cháo với đậu xanh không chỉ tăng vị ngọt dịu cho trẻ dễ ăn, mà còn cung cấp nhiều chất cải thiện sức đề kháng. Ví dụ như oligosaccharide, polyphenol, flavonoid, chất xơ,... Thêm nữa, theo Đông y, đậu xanh có tính lạnh, không độc, có khả năng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể hiệu quả.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ ngâm gạo trộn đậu xanh trong nước khoảng 20 - 30 phút.
- Bước 2: Mẹ vớt đậu xanh và gạo ra rổ, rửa sạch lại với nước. Kế đến, mẹ cho gạo và đậu vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi đun sôi.
- Bước 3: Khi cháo nhừ, mẹ múc ra chén và cho trẻ thưởng thức. Để con ăn ngon hơn, mẹ có thể thêm một xíu đường nhé.
Cháo đậu xanh vừa béo vừa bùi nên bé ốm sẽ ăn ngon miệng, ít ngán.
2.4. Cháo bí đỏ
Nếu chưa biết bé ốm nên ăn cháo gì thì mẹ có thể cân nhắc cháo bí đỏ. Nhờ có vị ngọt dịu của bí, trẻ dễ ăn hơn, không bị ngán. Kèm theo đó, quả bí chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, vitamin E,... - là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp trẻ nâng cao đề kháng để nhanh khỏi bệnh.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ vo gạo sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu sôi.
- Bước 2: Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt khúc và hấp chín, nghiền nhuyễn.
- Bước 3: Khi cháo sôi, mẹ cho bí đỏ vào, trộn đều.
- Bước 4: Khi cháo nhừ hẳn, mẹ tắt bếp, múc ra chén và cho trẻ thưởng thức.
2.5. Cháo trứng cà rốt
Cà rốt chứa các chất chống oxy hóa (như vitamin A, beta-carotene, lycopene,...), có thể tăng miễn dịch cho bé. Chế biến cùng với trứng cung cấp nhiều chất đạm, chất béo, vitamin giúp trẻ bổ sung năng lượng kịp thời, tránh mất sức.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn. Khi dầu nóng, mẹ đập một quả trứng vào, trộn đều.
- Bước 2: Mẹ gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, băm nhỏ.
- Bước 3: Mẹ vo gạo thật sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu sôi. Khi hạt gạo nở bung, mẹ cho cà rốt vào, nấu chín. Sau đó, mẹ cho trứng vào, khuấy đều.
- Bước 4: Khi cháo nhừ, mẹ tắt bếp, múc ra chén và đợi nguội rồi cho bé ăn.
Cháo trứng gà rốt có hương thơm hấp dẫn, màu sắc bắt mắt nên sẽ kích thích vị giác của trẻ đang ốm hoặc mới ốm dậy hiệu quả.
2.6. Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
Kết hợp ba nguyên liệu (thịt bò, khoai tây, cà rốt) để nấu cháo cho trẻ bị ốm là lựa chọn lý tưởng không thể bỏ qua. Trong đó, thịt bò giàu đạm và sắt hỗ trợ bé bù đắp năng lượng, bổ máu, nhờ đó giảm mệt mỏi. Còn với khoai tây, đây là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào để con nhanh hồi sức sau ốm. Đặc biệt, cà rốt sở hữu hàm lượng nước cao, hạn chế mất nước hiệu quả (nếu bé bị nóng sốt).
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch thịt bò, băm nhỏ. Sau đó, mẹ gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, băm nhỏ. Tương tự, mẹ gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, băm nhỏ.
- Bước 2: Mẹ vo gạo thật sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu chín. Khi thấy hạt gạo nở bung, mẹ cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào, trộn đều.
- Bước 3: Khi cháo nhừ, mẹ tắt bếp, múc ra chén và cho trẻ thưởng thức.
2.7. Cháo sườn bí đỏ
Cháo sườn bí đỏ là đáp án không thể thiếu cho thắc mắc bé mới ốm dậy nên ăn cháo gì. Bởi, sườn heo có kali góp phần cân bằng nước, điện giải trong cơ thể; đồng thời tăng miễn dịch, cung cấp năng lượng với protein, chất béo tốt cao. Cùng với bí đỏ có nhiều vitamin A, C, E,... giúp bé cải thiện đề kháng tự nhiên.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ vo gạo sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu chín.
- Bước 2: Mẹ rửa sạch sườn, chần sơ với nước sôi để khử mùi tanh, loại bỏ chất bẩn. Sau đó, mẹ xé nhỏ thịt.
- Bước 3: Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi hấp chín, nghiền nhuyễn.
- Bước 4: Khi cháo sôi, mẹ cho thịt và bí đỏ vào, trộn đều.
- Bước 5: Khi cháo nhừ, mẹ múc ra chén và cho trẻ ăn khi còn nóng.
Cháo cá hồi bí đỏ có hương vị thơm ngọt, kết cấu sánh mịn và rất bổ dưỡng cho bé ốm.
2.8. Cháo tôm rau ngót
Gợi ý bé đang ốm nên ăn cháo gì đáng cân nhắc là cháo tôm rau ngót. Không chỉ có hương vị thơm ngọt dễ chịu, rau ngót còn bổ sung chất xơ giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột để trẻ dễ tiêu, tránh nặng bụng. Cùng với đó, tôm chứa nhiều chất đạm, chất béo, selen, kẽm,... giúp tiếp thêm năng lượng và tăng đề kháng cho bé hồi sức nhanh chóng.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ bóc vỏ tôm, rửa sạch, hấp hoặc luộc chín và xay nhuyễn.
- Bước 2: Mẹ vo gạo thật sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu chín.
- Bước 3: Mẹ nhặt lá rau ngót, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bước 4: Khi cháo sôi, mẹ cho tôm và rau ngót vào, trộn đều.
- Bước 5: Khi cháo nhừ, mẹ tắt bếp và múc ra chén, cho trẻ thưởng thức.
2.9. Cháo cá hồi bí đỏ
Các axit béo omega-3 trong cá hồi sẽ cải thiện khả năng chống viêm cho bé, nhờ thế mà hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Đi cùng với chất chống oxy hóa tốt từ bí đỏ (vitamin A, C, E, kẽm,...), món cháo cá hồi bí đỏ giúp bé tăng đề kháng, khỏi bệnh dễ dàng.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch cá hồi rồi hấp chín. Sau đó, mẹ tách bỏ xương, nghiền nhuyễn cá.
- Bước 2: Mẹ vo gạo thật sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu chín.
- Bước 3: Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Bước 4: Khi hạt gạo nở bung, mẹ thêm cá và bí đỏ vào rồi trộn đều.
- Bước 5: Khi cháo chín nhừ, mẹ tắt bếp, múc ra chén và cho trẻ thưởng thức.
Chén cháo cá hồi bừng hương thơm, nóng hổi sẽ giúp trẻ bị ốm mau khỏe.
2.10. Cháo thịt gà
Protein từ thịt gà rất dễ tiêu hóa. Đồng thời, loại thịt này ít cholesterol và chất béo bão hòa nên bé không bị khó tiêu. Do đó, nấu cháo thịt gà là lựa chọn rất phù hợp khi mẹ phân vân trẻ con ốm nên ăn cháo gì để bổ sung năng lượng hiệu quả.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch thịt gà, cho vào nồi, thêm nước và luộc chín.
- Bước 2: Trong lúc đợi nước luộc gà sôi, mẹ vo gạo thật sạch. Sau đó, mẹ vớt gà đã chín ra đĩa, rồi cho gạo vào, nấu ở lửa vừa.
- Bước 3: Khi thịt gà nguội, mẹ xé sợi. Lúc cháo sôi, mẹ cho thịt vào lại nồi cháo, trộn đều.
- Bước 4: Khi cháo nhừ, mẹ tắt bếp và múc ra chén, cho trẻ thưởng thức.
3. Một số lưu ý khi chế biến bữa ăn cho trẻ bị ốm
Bên cạnh tìm hiểu đáp án bé ốm nên ăn cháo gì, mẹ hãy “bỏ túi” những lưu ý quan trọng sau:
- Ưu tiên chế biến các món mềm, loãng như cháo hay súp để trẻ dễ tiêu, không nặng bụng.
- Chỉ chuẩn bị khẩu phần vừa đủ theo nhu cầu của bé.
- Không cố ép ăn khi trẻ không muốn.
- Chia khẩu phần ăn bình thường thành nhiều bữa nhỏ nhằm hạn chế gây áp lực cho bé.
Bên cạnh những lưu ý kể trên, mẹ nên chủ động cải thiện đề kháng tự nhiên cho con hàng ngày, tránh nguy cơ ốm vặt lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Theo đó, mẹ có thể bổ sung những dưỡng chất hỗ trợ tăng miễn dịch như Nucleotides, tiền tố vitamin A,... qua sữa hoặc chế độ ăn hàng ngày.
Glico ICREO cho bé khởi đầu êm bụng, khỏe sức, tránh bệnh vặt hiệu quả
Các dòng sản phẩm Glico ICREO được tạo ra với nguồn dinh dưỡng cân bằng để trẻ dễ hấp thu. Đồng thời, sữa cũng tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da - đề kháng vững vàng cùng hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp bé vững bước đạt mọi cột mốc phát triển cần thiết.
Trong đó, đề kháng của trẻ được củng cố nhờ có 5 loại Nucleotides độc đáo giúp kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgG và IgA. Nhờ vậy hỗ trợ bé ngừa các cuộc tấn công của vi khuẩn gây bệnh từ bên trong.
Đi kèm với đề kháng vững vàng, sữa Glico ICREO giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe, cải thiện khả năng hấp thu và tránh táo bón. Điều này có nhờ Nucleotides làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột để tăng khả năng hấp thu của trẻ, kết hợp Axit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) và chất xơ GOS giúp con thêm êm bụng.
Bên cạnh đó, các sản phẩm của Glico ICREO đều chứa tiền tố DHA độc quyền từ dầu hạt lá tía tô xanh Nhật Bản lành tính, dễ hấp thu. Qua đó, trẻ hấp thu dưỡng chất, chuyển hóa thành một lượng DHA vừa đủ để phát triển trí não, thị giác tối ưu.
Ngoài ra ở từng giai đoạn, Glico ICREO còn bổ sung các dưỡng chất và công nghệ phù hợp như:
- Glico ICREO Balance Milk (0 - 12 tháng) bổ sung β-caroten (tiền vitamin A) tăng cường đề kháng và ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền để bảo vệ thận non của trẻ.
- Glico ICREO Grow-up Milk (9 - 36 tháng) với màng cầu béo MFGM không chỉ củng cố miễn dịch mà còn giúp trẻ tăng cường tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ).
- Glico ICREO Learning Milk (từ 36 tháng) có thêm Lutein - dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi.
Glico ICREO mang đến cho trẻ hệ dưỡng chất phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển, nhờ đó có đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt để tăng trưởng vượt bậc.
>> Hệ dinh dưỡng cân đối của mỗi sản phẩm Glico ICREO còn được tạo dựng từ nhiều dưỡng chất khác. Mẹ có thể tìm hiểu bảng thông tin thành phần chi tiết và đặt mua TẠI ĐÂY!
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc trẻ ốm nên ăn cháo gì. Mẹ hãy lưu lại những gợi ý hữu ích này để sử dụng khi cần, tránh gặp phải các khoảnh khắc hoang mang “nên nấu gì nhỉ” khi chăm sóc con. Đồng thời, mẹ đừng quên thiết kế cho trẻ chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện miễn dịch từ bên trong, tránh ốm vặt hiệu quả nhé!
Tham khảo:
1. Vinmec. Trẻ bị ốm nên ăn cháo gì? (Đã truy cập 24 03 2025).
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!