1. Nguyên nhân khiến bé biếng ăn khó ngủ
Đa phần trẻ biếng ăn kéo dài sẽ kèm theo tình trạng ngủ ít, ngủ không sâu giấc. Những tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
1.1. Nguyên do dẫn đến trẻ biếng ăn
Có 3 nguyên nhân chính khiến bé con của mẹ biếng ăn đó là:
-
Biếng ăn sinh lý: Đây là giai đoạn bé phát triển mạnh về thể chất hoặc trí não như mọc răng, tập ngồi, tập đi, đi nhà trẻ,… dẫn đến thay đổi khẩu vị hoặc giảm cảm giác thèm ăn. Đây là biểu hiện bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng.
-
Biếng ăn tâm lý: Xảy ra khi bé bị ép ăn, môi trường ăn uống không thoải mái hoặc bị căng thẳng (ví dụ: tách mẹ sớm, thay đổi người chăm sóc). Điều này khiến bé trở nên sợ bữa ăn, quấy khóc hoặc phản kháng khi ăn.
-
Biếng ăn bệnh lý: Là khi bé gặp vấn đề sức khỏe như viêm họng, sốt, rối loạn tiêu hóa hay viêm nhuẫn khuẩn. Những bệnh lý này khiến bé mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn vào lại nôn ói, đau bụng.
Xem thêm: Bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao để tránh thiếu chất?
Trẻ nhỏ biếng ăn, chán ăn có thể là do vấn đề sinh lý, tâm lý hoặc bệnh lý.
1.2. Nguyên nhân khiến bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
Một số nguyên do phổ biến làm cho bé ít ngủ hoặc khó ngủ là:
-
Trẻ bị đói: Khi dạ dày chưa được lấp đầy, bé dễ tỉnh giấc giữa đêm hoặc trằn trọc khó ngủ do cảm giác cồn cào, khó chịu.
-
Thời gian đi ngủ chưa hợp lý: Ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thiếu lịch trình sinh hoạt ổn định khiến đồng hồ sinh học của bé bị xáo trộn và gây khó ngủ.
-
Thay đổi môi trường sống: Việc di chuyển nơi ở, du lịch, chuyển nhà hoặc thậm chí thay đổi giường ngủ mới cũng có thể khiến bé cảm thấy không an toàn, lo lắng, dẫn đến khó ngủ.
-
Trẻ bị ảnh hưởng đến tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh: Không gian ngủ không yên tĩnh, ánh sáng gắt, tivi, điện thoại hoặc tiếng nói chuyện lớn đều khiến não bé khó thư giãn và khó đi vào giấc ngủ sâu.
-
Trẻ mắc bệnh: Các bệnh như cảm lạnh, ho, sốt, đau răng, trào ngược dạ dày cũng khiến bé khó chịu về đêm và dễ thức giấc.
-
Một số yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số yếu tố khác làm trẻ khó ngủ như tã bẩn, nhiệt độ phòng, thiếu vi chất, trẻ đã ngủ nhiều ban ngày,....
2. Trẻ biếng ăn khó ngủ có ảnh hưởng gì không?
Trẻ biếng ăn ít ngủ hoặc khó ngủ kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng như:
-
Bé bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao so với tuổi.
-
Trẻ thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, dù buồn ngủ nhưng lại khó vào giấc hoặc ngủ không ngon.
-
Trẻ 1 tuổi biếng ăn khó ngủ về lâu dài sẽ gây còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
-
Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc có thể khiến hệ miễn dịch yếu đi, dễ mắc các bệnh thông thường như viêm họng, cảm lạnh, tiêu chảy…
-
Ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi, bé có thể giảm khả năng nhận thức, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi như cáu gắt, quấy khóc nhiều.
Trẻ biếng ăn ít ngủ không chỉ khiến con chậm phát triển mà còn gây ra nhiều vấn đề rối loạn tâm lý, dễ quấy khóc.
3. Mách mẹ 6 cách cải thiện trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc hiệu quả
Dưới đây là giải pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng bé biếng ăn khó ngủ, giúp con trở về nhịp sinh hoạt khoa học một cách hiệu quả:
3.1. Đảm bảo cho bé bú đúng cữ, ăn đủ chất
Đối với trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc lớn hơn, mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng và cân đối giữa 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột (cơm, yến mạch, khoai lang), đạm (thịt, cá), chất béo (dầu cá, bơ), vitamin và khoáng chất (rau bina, cà rốt, chuối). Đồng thời, mẹ nên ưu tiên sử dụng thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ và lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh; giúp bé hấp thu tốt hơn và nâng cao sức đề kháng tự nhiên.
Xem thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để tăng cân tốt, mẹ hết lo?
Với trẻ còn bú mẹ hoặc sữa công thức, mẹ cần đảm bảo nguồn sữa đủ và chất lượng bằng cách ăn uống đầy đủ nhóm chất, uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý và duy trì cho bé bú đều đặn theo nhu cầu. Điều này giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé phát triển ổn định, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa gây biếng ăn, khó ngủ.
Xem thêm: Làm sao để biết bé bú không đủ sữa? 6 dấu hiệu & cách khắc phục
3.2. Tập thói quen ăn ngủ đúng giờ
Thiết lập lịch sinh hoạt đều đặn mỗi ngày giúp đồng hồ sinh học của bé ổn định, từ đó bé dễ ăn, dễ ngủ hơn. Mẹ nên tập cho bé ăn và ngủ vào khung giờ cố định (ví dụ: ăn tối lúc 18 giờ, ngủ trưa từ 13 giờ – 14 giờ và ngủ đêm từ 20 giờ), trước giờ ăn không nên cho bé chơi quá sức hoặc ăn vặt; song song trước giờ ngủ mẹ cũng cần giảm ánh sáng, âm thanh để bé thư giãn.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên thực hiện da kề da với bé thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh. Đây là phương pháp tiếp xúc trực tiếp giữa da mẹ và da bé, giúp bé cảm thấy an toàn, dễ chịu, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ tiêu hóa - miễn dịch để êm bụng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Hơn hết, theo Nghiên cứu của Hunziker & Barr (1986) đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ được da kề da thường xuyên sẽ ít quấy khóc hơn 51%, nhờ tiếp nhận hệ vi sinh đa dạng từ mẹ. Điều này giúp bé ngủ ngon sâu giấc để phát triển khỏe mạnh và dễ dàng đạt các cột mốc quan trọng.
Glico ICREO - Tiếp nối yêu thương từ da kề da giúp bé êm bụng, khỏe sức
Lấy cảm hứng từ triết lý ‘nuôi dưỡng trẻ tự nhiên, yêu thương như vòng tay mẹ’, Glico ICREO luôn đặt trái tim người mẹ vào từng sản phẩm. Với mong muốn tiếp nối lợi ích quý giá của phương pháp da kề da, mang đến các sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp bé phát triển toàn diện mà vẫn nhẹ nhàng, không gây áp lực cho cơ thể non nớt của con. Cụ thể:
- Hoàn thiện đường ruột, tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt và không táo bón, hạn chế rối loạn tiêu hóa gây biếng ăn khó ngủ; nhờ vào 5 loại Nucleotides, chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO).
- Đề kháng thêm vững vàng và hạn chế ốm vặt nhờ 5 loại Nucleotides cũng hỗ trợ kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể IgA và IgG, phối hợp cùng tiền vitamin A (trong Glico ICREO Balance Milk cho bé dưới 12 tháng) và màng cầu béo MFGM (trong Glico ICREO Grow-up Milk cho bé từ 9 - 36 tháng).
- Hỗ trợ bé yêu phát triển trí não tinh anh bởi các sản phẩm đều được bổ sung tiền tố DHA độc quyền từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Với nguồn gốc thực vật lành tính từ tự nhiên, sẽ dễ dàng chuyển hóa thành lượng DHA vừa đủ theo nhu cầu giúp con dễ tiêu và hấp thu tốt.
- Bảo vệ thận non nớt của con trong năm đầu đời do ứng công nghệ khử muối độc quyền (trong Glico ICREO Balance Milk).
- Đặc biệt bảo vệ và tăng cường thị giác, giúp con học tập hiệu quả với Lutein quý giá (có trong Glico ICREO Learning Milk cho bé trên 3 tuổi).
- Các sản phẩm sữa đều có vị thanh nhạt giúp bé dễ dàng hợp tác và uống ngon miệng từ lần đầu tiên.
Tiếp nối lợi ích của da kề da, Glico ICREO mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, giàu dưỡng chất giúp bé êm bụng, ăn tốt và ngủ ngon để phát triển toàn diện.
>> Cha mẹ có thể tham khảo đầy đủ thông tin về từng dòng sản phẩm bổ sung của Glico ICREO TẠI ĐÂY để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bé.
3.3. Đa dạng thực phẩm và trang trí món ăn bắt mắt
Trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi màu sắc và hình dáng món ăn. Vì vậy, mẹ có thể tạo hình ông mặt trời, trái tim, ngôi sao hoặc sử dụng màu sắc tự nhiên từ rau củ để làm bữa ăn sinh động hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thay đổi món thường xuyên như hôm nay ăn cháo thịt bò bí đỏ, ngày mai ‘đổi gió’ với súp gà rau củ… giúp bé tránh nhàm chán, từ đó hào hứng và ăn được nhiều hơn.
Với trẻ 3 tuổi biếng ăn khó ngủ hoặc trẻ lớn hơn mẹ cũng có thể cho bé tham gia nấu ăn cùng để tăng hứng thú với bữa ăn, hình thành thói quen tích cực và gắn kết tình cảm mẹ con. Khi tâm trạng vui vẻ, trẻ cũng tiết ra các hormone hạnh phúc giúp ăn ngon ngủ sâu giấc hơn.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con đủ chất, chóng lớn?
Bên cạnh đảm bảo đủ dưỡng chất, mẹ đừng quên đa dạng món ăn mỗi ngày và trang trí bắt mắt giúp bé hứng thú ăn uống hơn.
3.4. Thực hiện một vài hoạt động trước khi cho bé ngủ
Một số hoạt động nhẹ nhàng như massage toàn thân, tắm nước ấm hoặc kể chuyện cho bé nghe trước giờ ngủ giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, những hoạt động này cũng là cách giúp thiết lập thói quen ngủ lành mạnh, tạo cảm giác an toàn và giúp bé ngủ đúng giờ mỗi ngày.
3.5. Tạo môi trường trong lành, không gian dễ chịu
Không gian ngủ của bé cần yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế tối đa tiếng ồn lớn, ánh đèn sáng hoặc nhiệt độ phòng quá nóng/lạnh; chăn ga gối cần mềm mại, sạch sẽ, không gây kích ứng da bé. Song song đó, mẹ cũng nên đảm bảo bé mặc quần áo thoải mái, không quá chật hay bí bách để bé cảm thấy dễ chịu nhất khi đi ngủ.
3.6. Thường xuyên tắm nắng cho bé
Ánh nắng sáng sớm là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, giúp bé hấp thụ canxi hiệu quả, hỗ trợ phát triển chiều cao và hệ xương chắc khỏe. Đồng thời cách này còn giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon giảm quấy khóc. Thời gian tắm nắng trung bình khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Tùy vào thời tiết và mùa trong năm, mẹ có thể linh hoạt điều chỉnh thời điểm và thời gian lý tưởng là trước 9 giờ sáng, khi ánh nắng còn dịu và an toàn cho làn da của bé.
Tắm nắng giúp bé hấp thụ vitamin D tự nhiên, hỗ trợ phát triển xương, tăng cường miễn dịch và cải thiện giấc ngủ.
4. Lưu ý khi chăm sóc để hạn chế bé biếng ăn khó ngủ
Bên cạnh những giải pháp cải thiện, mẹ cũng cần tránh một số sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc như sau:
-
Không quát nạt, ép buộc hay đánh mắng trẻ trong bữa ăn sẽ khiến trẻ sợ hãi, hình thành tâm lý né tránh ăn uống.
-
Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút vì dễ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
-
Không để trẻ đi ngủ khi đói khiến bé khó chìm vào giấc ngủ hoặc dễ thức giấc giữa đêm.
-
Không cho bé ăn vặt quá gần bữa chính, tránh gây mất cảm giác thèm ăn khi đến bữa.
-
Không cho trẻ dùng thiết bị điện tử khi ăn sẽ khiến con mất tập trung, dễ bỏ dở bữa và ảnh hưởng tiêu hóa.
-
Không thay đổi môi trường ngủ quá đột ngột khiến bé khó thích nghi, ngủ chập chờn, dễ giật mình.
-
Không cho bé vận động quá nhiều hoặc dùng đồ uống có đường sát giờ ngủ, vì có thể khiến hệ thần kinh hưng phấn, làm bé khó ngủ sâu.
5. Trẻ biếng ăn khó ngủ không sâu giấc khi nào cần đi khám?
Nếu tình trạng bé biếng ăn khó ngủ kéo dài hoặc đi kèm những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
-
Bé ít hoạt động, mệt mỏi, lờ đờ và thiếu năng lượng.
-
Biếng ăn kéo dài, bé ăn rất ít, từ chối hầu hết các món dù đã thay đổi khẩu vị.
-
Chậm hoặc không tăng cân, còi cọc, chậm phát triển chiều cao.
-
Tiêu hóa kém, thường xuyên nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón.
-
Có dấu hiệu vàng da.
-
Khó ngủ suốt đêm, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên gặp ác mộng hoặc mộng du.
Nếu bé biếng ăn khó ngủ kéo dài, khiến con còi cọc, chậm phát triển mẹ nên sớm đưa bé đi thăm khám với bác sĩ.
6. Giải đáp câu hỏi thường gặp khác
Trong quá trình chăm sóc trẻ em nói chung hay trẻ 1 tuổi biếng ăn khó ngủ, nhiều cha mẹ còn có những băn khoăn sau:
6.1. Trẻ 2 tuổi biếng ăn khó ngủ mẹ cần làm gì?
Ở tuổi lên 2, trẻ dễ biếng ăn và ngủ không sâu do thay đổi tâm sinh lý hoặc nề nếp sinh hoạt chưa ổn định. Do đó, mẹ nên xây dựng thực đơn phong phú, dễ tiêu và tập cho bé ăn – ngủ đúng giờ,... Nếu tình trạng kéo dài, nên cho trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe và bổ sung vi chất nếu cần.
6.2. Trẻ biếng ăn khó ngủ thiếu chất gì?
Trẻ biếng ăn và ngủ kém có thể đang thiếu các vi chất quan trọng như canxi, vitamin D, magie, kẽm, sắt, selen… Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác ngon miệng, chất lượng giấc ngủ và sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý dùng sản phẩm hỗ trợ nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc không phải chuyện gì ‘to tát’ nếu mẹ nắm được bí kíp chăm con thật khéo. Vừa đủ dinh dưỡng, vừa đủ yêu thương thế là mẹ đã tạo ra ‘combo vàng’ giúp con khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tròn giấc. Tuy nhiên, nếu thấy con có dấu hiệu bất thường kéo dài, mẹ hãy sớm đưa bé đi thăm khám để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo:
1. Jabeen Begum, MD. Slideshow: Top Reasons Your Child Can't Sleep, Including You (Đã truy cập 07/06/2025).
2. Nationwide Childrens. When Should Your Child See a Sleep Specialist? (Đã truy cập 07/06/2025).
3. Bệnh viện Từ Dũ. Cân nặng, cách tắm nắng và giấc ngủ của bé (Đã truy cập 07/06/2025).
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.
Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!